lcp

Một số loại thuốc giảm đau giãn cơ và cách dùng hiệu quả

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Thuốc giảm đau giãn cơ tác động lên các thụ thể thần kinh ở cơ và giảm trương lực cơ giúp giảm tình trạng đau giãn cơ. Cùng tìm hiểu các loại thuốc nổi bật

1. Tìm hiểu về tình trạng co cơ

Co thắt cơ (chuột rút) là sự co thắt cơ đột ngột, không tự chủ của các nhóm cơ, xảy ra do việc căng cơ quá mức. Co thắt cơ có liên quan đến các tình trạng như đau thắt lưng, đau cổ, đau khớp gối, xơ hóa,... dẫn đến đau cơ, co cứng cơ. Co cứng cơ là tình trạng co thắt cơ dai dẳng, kéo dài, cản trở hoạt động sinh hoạt, đi lại, vận động của người bệnh. 

Co cứng cơ nếu để lâu dài thì người bệnh có thể phải đối mặt với các di chứng như:

  • Co cứng cơ liên tục: Nếu co cứng cơ không được điều trị sớm và dứt điểm, các co cứng cơ khác có thể xảy ra. Cơ thể sẽ mất cân bằng kiểm soát co cơ, dẫn đến co thắt cơ liên tục, càng làm giảm sự kiểm soát của cơ thể lên cơ bị co cứng. 
  • Yếu cơ: Các cơ dần dần bị co cứng nhiều, không hoạt động dẫn đến sự sụt giảm khối lượng cơ, rồi mất lực cơ cuối cùng là teo cơ.
  • Cứng khớp: Khi các cơ bị co cứng trong một thời gian dài dẫn đến các mô liên kết thay đổi, chiều dài cơ giảm. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của các sợi mô liên kết vùng khớp. Nếu khớp bị cố định trong thời gian dài dẫn đến hình thành xơ liên kết, tiêu sợi cơ và hạn chế sự phát triển của khớp.
thuốc giảm đau giãn cơ

Đau cơ do nhiều nguyên nhân gây ra, triệu chứng cũng khác nhau ở mỗi người.

Nguyên nhân co cơ có thể do nhiều yếu tố:

  • Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra co cứng cơ.
  • Một số bệnh lý làm hẹp động mạch đưa máu đến chân, gây xơ cứng động mạch ở chân, không cung cấp máu đầy đủ và gây đau như chuột rút ở chân khi tập thể dục.
  • Dây thần kinh bị chèn ép quá mức: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cơ như kiểu chuột rút. Tình trạng này xảy ra khi đi bộ, cơn đau càng tăng khi đi bộ nhiều.
  • Thiếu các chất khoáng như kali, canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống.
  • Nhiều trường hợp bệnh nhân bị co cơ không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng thường gặp khi bị co cứng cơ:

  • Đau nhức
  • Chân tay cứng đờ
  • Rung giật
  • Khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Các cơ bị co thắt, gấp duỗi, giảm độ linh hoạt.
  • Khớp bị biến dạng

2. Thuốc giảm đau giãn cơ là gì?

Thuốc giảm đau giãn cơ là một loại thuốc điều trị triệu chứng co thắt cơ, co cứng cơ. Thuốc được sử dụng với công dụng hỗ trợ làm dịu cơn đau và tình trạng khó chịu khi bị co cơ. 

Các loại thuốc giãn cơ có thể khác nhau về cấu tạo hóa học và cơ chế hoạt động. Tuy nhiên, cơ chế chung sẽ là ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc cản trở xung thần kinh dẫn truyền tín hiệu đau đến não, làm giảm đau. Thuốc giãn cơ thường có tác dụng nhanh chóng và kéo dài trong 4-6 giờ.

3. Các nhóm thuốc giãn cơ thường dùng

3.1. Nhóm thuốc giãn cơ vân

Cơ vân là cơ mà chúng ta có thể điều khiển theo ý thức được. Nhóm thuốc giãn cơ vân có tác dụng ức chế chọn lọc trên các neuron trung gian, từ đó kiểm soát trương lực cơ ở não và tủy sống, gây giãn cơ.

Các loại thuốc giãn cơ vân bao gồm:

  • Tolperisone: Thuốc được dùng trong các trường hợp tăng trương lực cơ, co thắt cơ ở hội chứng đau đầu, bệnh khớp lớn, viêm não tủy,... Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Tolperisone như nhược cơ, hạ huyết áp, buồn nôn, nhức đầu,...
  • Eperisone: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cơ trơn mạch máu. Khi dùng thuốc kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan, triệu chứng tâm thần, nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn,...
  • Decontractyl: Thuốc có thành phần chính là Mephenesin, được chỉ định trong trường hợp co thắt cơ gây đau thoái hóa đốt sống, rối loạn tư thế hoạt động. Tuy nhiên, tác dụng phụ của decontractyl có thể là mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, yếu cơ,...
thuốc giảm đau giãn cơ

Decontractyl điều trị hỗ trợ đau do co thắt cơ.

3.2. Nhóm thuốc giãn cơ lưng

Khi bị chấn thương ở lưng, gân cơ ở lưng bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng căng cơ thắt lưng. Các cơ này nếu bị kéo căng quá mức và kéo dài khiến cột sống trở nên kém ổn định và gây đau lưng. 

Các loại thuốc giãn cơ lưng giúp giãn cơ như:

  • Baclofen: Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn các hoạt động thần kinh trong tủy sống giúp giảm đau, giảm cứng khớp, giảm biên độ và tần số co cơ. Bên cạnh đó, Baclofen còn ức chế thần kinh và giảm đau nhanh chóng.
thuốc giảm đau giãn cơ

Thuốc điều trị hỗ trợ giãn cơ lưng như Baclofen.

  • Tizanidine: Thuốc này giúp thư giãn cơ bắp. Vì vậy, thuốc được sử dụng điều trị trong các trường hợp bị co cơ, cứng cơ do chấn thương hoặc đa xơ cứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là ảo giác, lú lẫn, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, ngứa nhẹ,...Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em không nên sử dụng thuốc, người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, người có bệnh về tim mạch cũng cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Chlorzoxazone: Giúp giảm đau cơ, đau lưng tức thì. Thuốc có thể gây tác dụng phụ mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, dị ứng … Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, người có bệnh suy thận, suy tim, tiền sử dị ứng thuốc cần thận trọng khi dùng.

3.3. Nhóm thuốc giãn cơ trơn 

Cơ trơn là cơ không thể điều khiển được theo ý muốn của con người, chúng cấu tạo nên hệ cơ quan như ống tiêu hóa, phế quản, bàng quang, niệu đạo, tử cung,mạch máu,...Nhóm thuốc giãn cơ trơn có tác dụng làm giãn cơ trơn, giảm cường độ và chu kỳ co bóp của cơ trơn. Các loại thuốc giãn cơ trơn được dùng phổ biến hiện nay là:

  • Hyoscine butylbromide: Được chỉ định trong các bệnh lý hội chứng ruột kích thích, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật,loét dạ dày-tá tràng, đau bụng kinh, viêm bàng quang, viêm bể thận, sỏi thận,... Tác dụng phụ của thuốc là gây khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, bí tiểu nhẹ, tim đập nhanh.
  • Atropin: Đây là một loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng để điều trị loét dạ dày -tá tràng, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.Bên cạnh đó Atropin còn được dùng trong điều trị ngộ độc phospho hữu cơ, ngộ độc digitalis, co thắt phế quản, phòng say tàu xe, giãn đồng tử,... Một số tác dụng không mong muốn do Atropin gây ra như khô miệng, khó nuốt, sốt, khó phát âm, bí tiểu,... 
  • Papaverin: Thuốc Papaverin có tác dụng giảm đau, chống co thắt do tăng nhu động ruột, co thắt tử cung, quặn thận, mật. Papaverin còn chống co thắt mạch máu não, giãn cơ tim. Mặc dù thuốc có độc tính thấp nhưng đã có ghi nhận trường hợp bị buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, nhức đầu,... khi dùng thuốc.

4. Một số loại thuốc giảm đau giãn cơ hiệu quả

Để giảm đau giãn cơ thì bệnh nhân có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ chườm lạnh, massage, nghỉ ngơi hợp lý,... cho tới sử dụng thuốc. Nếu đau cơ, co cơ do vận động quá mức thì chỉ cần nghỉ ngơi sẽ giúp cải thiện triệu chứng, còn nguyên nhân do bệnh lý thì bạn nên thăm khám và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

Các thuốc thường dùng để giảm đau giãn cơ hiệu quả như sau:

4.1. Nhóm thuốc giảm đau:

  • Paracetamol: Có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ đến đau vừa, vị trí đau lưng dưới hoặc đau căng cơ. Khi dùng thuốc cần chú ý liều tối đa 1 ngày là 4g và khoảng cách giữa các liều nên cách ít nhất từ 4 - 6 tiếng.
thuốc giảm đau giãn cơ

Panadol là thuốc có thành phần paracetamol giúp giảm mạnh cơn đau hiệu quả.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): bao gồm ibuprofen, naproxen,... Trong nhóm này có các thuốc phải được sự kê đơn của bác sĩ là meloxicam, diclofenac, celecoxib,.. với công dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Thuốc phát huy tác dụng giảm đau hiệu quả với trường hợp đau cơ do viêm khớp, hoạt động quá độ, thoái hóa khớp,...
  • Thuốc corticosteroid: Đây là thuốc nhóm kháng viêm steroid, có tác dụng mạnh dùng với bệnh nhân đau cơ nặng, đau do bệnh lý tự miễn và đã dùng NSAID không hiệu quả. 
  • Nhóm thuốc Opioids: Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh trong giảm đau cơ, sử dụng khi bị đau cơ nghiêm trọng. Thuốc có thể tác động đến nhịp thở và nhịp tim, bao gồm các thuốc như fentanyl, morphine,... Thuốc có thể gây buồn nôn, buồn ngủ, táo bón, làm chậm nhịp thở và nhịp tim. Sử dụng Opioids cũng rất dễ bị nghiện thuốc nên cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ khi dùng.

4.2. Nhóm thuốc giãn cơ:

Bên cạnh những thuốc giảm đau nêu trên thì nhóm thuốc giãn cơ cũng được sử dụng để giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng đau cơ. Thuốc có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương và làm giãn cơ, được chỉ định khi co cứng cơ, co thắt cơ vân, đau cổ cấp, đau cơ do thoái hóa khớp. 

Các thuốc giãn cơ gồm Tolperisone, Eperisone, Decontractyl, Mephenesin, Baclofen,... và các thuốc đã nêu ở trên.

5. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau giãn cơ

Để cải thiện triệu chứng đau cơ, căng cứng cơ, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ, người bệnh nên kết hợp các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc:

  • Không hoạt động quá sức, mang vác quá nặng vì đây chính là nguyên nhân gây ra căng cơ, mỏi cơ, đau cơ.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia vì vừa làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, vừa tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
  • Không lái xe, vận hành máy móc khi sử dụng thuốc giãn cơ vì gia tăng nguy cơ tai nạn do các tác dụng phụ của thuốc như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt,...
  • Chỉ nên sử dụng thuốc giãn cơ ở người trưởng thành, không mắc các bệnh lý tim mạch, gan thận hay dị ứng. Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ để tránh căng thẳng cho cơ thể. Hãy duỗi cơ và massage nhẹ nhàng phần cơ bị đau, cứng cơ giúp bó cơ được thư giãn và nhanh hồi phục.
thuốc giảm đau giãn cơ

Chế độ ăn uống lành mạnh là liều thuốc ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Bình thường, bạn có thể xử lý các triệu chứng co thắt cơ, co cứng cơ bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ:

  • Nhận thấy co cứng cơ ngày càng nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên hơn hoặc vận động khó khăn hơn.
  • Nhận thấy sự biến dạng các bộ phận của cơ thể do co thắt cơ gây ra.
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau tăng lên dù đã dùng thuốc.

Trên đây là những thông tin về tình trạng co cơ, đau cứng cơ và các thuốc giảm đau giãn cơ hiệu quả thường dùng. Medigo app hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy điều trị tình trạng đau cơ, co cứng cơ sớm và hiệu quả, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp, tránh căng thẳng để có một cuộc sống khỏe mạnh bạn nhé!

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software