lcp

Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn nào tốt nhất?

Ngày cập nhật 08/03/2024

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Răng khôn (răng số 8) mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành của con người. Sự xuất hiện và thường có nguy cơ mọc lệch khiến sức khoẻ răng miệng của chúng ta bị ảnh hưởng; thường gặp nhất là các cơn đau răng đặc trưng. Hiểu được điều này, bài viết sau sẽ giới thiệu về các nhóm thuốc giảm đau răng khôn và liệu pháp không dùng thuốc hiệu quả cho người bệnh.

1. Nguyên nhân gây đau răng khôn

Răng khôn thường mọc theo hướng không điển hình, mọc lệch sang một bên, ở một góc không điển hình hoặc chỉ mọc một phần. Lý do nằm ở khuôn hàm người trưởng thành đã thiếu chỗ trống để răng khôn mọc thẳng và phát triển như các răng khác. Tình trạng mọc lệch sẽ kéo theo vấn đề ở răng khôn, nướu và răng cối kế bên.

5 nguyên nhân gây đau răng khôn thường gặp bạn nên lưu ý:

  • Quá trình mọc răng khôn: Khi bạn cảm thấy đau nhức ngay vùng quanh răng khôn, điều này cho thấy răng đang mọc và phát triển. Quá trình này khiến nướu bị tác động khiến cảm giác đau nhức xuất hiện thường xuyên.
  • Sâu răng: Do tình trạng thiếu khoảng trống, răng khôn thường mọc sát các răng cối bên cạnh. Khoảng kẹt giữa hai răng khiến thức ăn dễ kẹt và rất khó để vệ sinh sạch khiến tình trạng sâu răng dễ xảy ra với răng khôn và răng kế bên. 
  • Răng khôn mọc ngầm: Khi răng khôn mọc ngầm  có thể gây sưng tấy, đau khi nhai hoặc cắn, đau hàm và khó mở miệng. Đồng thời, răng khôn mọc ngầm đụng vào răng cối bên cũng khiến tình trạng đau diễn ra tương tự.
  • Phát triển u nang: Khi răng khôn mọc ngầm, khối u nang có thể hình thành tại nang răng mọc ngầm gây đau (lẫn tổn thương) ở răng và xương hàm.
  • Nha chu: Bệnh nướu răng có nhiều khả năng hình thành trên răng khôn vì vị trí và thiếu không gian của chúng khiến chúng khó làm sạch hơn.
thuốc giảm đau khi mọc răng khôn

2. Các nhóm thuốc giảm đau răng khôn

Nhóm thuốc giảm đau thường dùng cho đau răng sẽ gồm nhóm acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tác dụng của chúng phù hợp để giảm đau răng nhẹ hoặc vừa phải và là một số loại thuốc giảm đau thường được các nha sĩ khuyên dùng nhất.

Acetaminophen (Paracetamol)

thuốc giảm đau khi mọc răng khôn

Acetaminophen, được bán phổ biến dưới tên thương hiệu Tylenol,Paradol, paracetamol Actamin, Feverall… Hoạt chất này không phải nhóm NSAIDs và không có tác dụng chống viêm. Theo các nghiên cứu, chúng hoạt động trên COX-1 và COX-2 khác với NSAIDs, mang lại tác dụng giảm đau và hạ sốt (hạ sốt) hiệu quả.

Acetaminophen có tác dụng tốt với hầu hết các loại đau răng, bao gồm cả đau do mọc răng khôn (trừ trường hợp giảm đau do viêm nhiễm; hoạt chất chỉ giảm đau tạm thời). Chế phẩm có nhiều dạng, bao gồm viên nén, viên gel, hỗn dịch uống và không cần kê toa bởi bác sĩ. Đây là lựa chọn phù hợp với đa số các nhóm đối tượng, đặc biệt khi họ không thể dùng ibuprofen do vấn đề tiêu hoá.

Liều dùng

Đối với đau răng, dùng 1 đến 2 viên (500mg) sau mỗi bữa ăn (sáng-trưa-chiều-trước khi đi ngủ), không quá 8 viên (tương đương 4000mg một ngày).

Tác dụng phụ

Acetaminophen có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Táo bón
  • Chóng mặt
  • Bệnh tiêu chảy
  • Kích thích/bức rứt

Acetaminophen và tổn thương gan

Liều lượng lớn acetaminophen có thể gây tổn thương gan, vì thể sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này. 

Từ lý do này, bạn nên tránh dùng acetaminophen nếu bạn bị xơ gan hoặc có thói quen dùng rượu bia thường xuyên

Các dấu hiệu gợi ý có tổn thương vùng gan bao gồm đau bụng trên bên trái, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, vàng da và kết mạc mắt.

Trong một số ít trường hợp, acetaminophen có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp ngay lập tức. Lưu ý các dấu hiệu này sau đây khi dùng thuốc

  • Da đỏ, phồng rộp hoặc bong tróc
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Tiêu chảy nặng đột ngột
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh

Nhóm giảm đau NSAID

thuốc giảm đau khi mọc răng khôn

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) gợi ý rằng nhóm giảm đau NSAID sẽ tác dụng  hiệu quả hơn khi giảm đau răng. Do đó, nhóm này thường là thuốc giảm đau đầu tay để  điều trị đau răng.

Những loại thuốc này thường hoạt động tương tự bằng cách ngăn chặn enzyme cyclooxygenase để giảm đau và ngừa viêm. Đây là lý do tại sao các bác sĩ gọi những loại thuốc này là chất ức chế COX.

Loại thuốc NSAIDLiều dùng Tác dụng phụ
IbuprofenLiều khuyến cáo là 400 mg cứ sau mỗi 4–6 giờ. Liều tối đa trong ngày không quá 3.200 mg.Ibuprofen có thể ảnh hưởng đến tim, sức khỏe đường tiêu hóa và thận. Nó cũng có thể gây ra phản ứng da. Không nên dùng Ipuprofen cho thai phụ từ 30 tuần trở lên (tương ứng tam cá nguyệt 3).
AspirinLiều khuyến cáo là 1-2 viên 325 mg mỗi 4 giờ hoặc 3 viên mỗi 6 giờ. Mọi người không nên dùng quá 12 viên, tưởng đương 3.900 mg mỗi ngày.Một số người có thể bị phản ứng dị ứng với aspirin và nó có thể gây xuất huyết dạ dày ở một số trường hợp.
NaproxenCác bác sĩ khuyên dùng liều khởi đầu là 500 mg, sau đó là 250 mg cứ sau 6–8 giờ khi cần thiết. Một người không nên vượt quá liều hàng ngày là 1.250 mg.Thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim, đường tiêu hóa, thận và gan và dẫn đến các phản ứng trên da. Các bác sĩ khuyên cáo không dùng naproxen cho thai phụ từ 30 tuần (tam cá nguyệt 3).
DiclofenacLiều khuyến cáo là 100 mg mỗi ngày. Tham vấn bác sĩ nếu sử dụng liều giảm đau cao hơn.Nghiên cứu cho thấy dùng diclofenac có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, tiêu hóa, thận và gan.

3. Liệu pháp không dùng thuốc

  • Dung dịch nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối làm nước súc miệng có thể giúp làm lỏng các mảnh vụn giữa các răng, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng răng đau. Muối là một chất khử khuẩn tự nhiên nên nó có thể giúp giảm viêm hiệu qủa.
  • Chườm lạnh: Bọc một túi lạnh trong một miếng vải và sau đó đặt nó vào một bên mặt có thể giúp giảm sưng và đau.
  • Nằm đầu cao: Tựa đầu vào gối có thể giúp giảm đau răng với tư thế.
  • Tỏi: Chứa nhiều hợp chất, chẳng hạn như allicin, có thể có đặc tính kháng khuẩn. Do đó, sử dụng tỏi có thể giúp giảm đau răng do vi khuẩn.
  • Một người cũng có thể cân nhắc ăn thức ăn mềm và dễ nhai để tránh khó chịu khi bị đau răng khôn. Họ cũng có thể muốn tránh đồ ăn và thức uống cay, nóng và hạn chế hút thuốc trong thời gian này.

4. Khi nào nên thăm khám nha sĩ?

Mặc dù thuốc và các biện pháp không dùng thuốc có thể giúp giảm đau răng hiệu quả, thế nhưng việc kiểm tra răng khôn với bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Thăm khám nha khoa rất quan trọng vì bác sĩ có thể xác định sớm các vấn đề về răng miệng của . Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên đến gặp nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần. Tuy nhiên, một số cá nhân có thể yêu cầu các cuộc hẹn thường xuyên hơn.

Đau răng khôn sẽ là một lý do phổ biến khiến bạn phải đi khám nha khoa. Nha sĩ có thể giúp xác định vấn đề và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Các chuyên gia khuyên mọi người nên đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt nếu họ gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cơn đau kéo dài hơn 2 ngày
  • Sốt
  • Chảy máu rỉ rả
  • Vị hoặc mùi khó chịu trong miệng
  • Thuốc giảm đau không tác dụng
  • Sưng má hoặc hàm

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đặt thuốc qua tư vấn
Bạn cần tư vấn
VỚI DƯỢC SĨ
ĐẶT TƯ VẤN


Các bác sĩ khác

Xem thêm
banner-footer-24-7
ĐẶT THUỐC QUA TƯ VẤN 24/7

Được dược sĩ tư vấn trước khi đặt thuốc bất kể ngày đêm

banner-footer-noti.
KHÔNG BỎ LỠ CÁC KHUYẾN MÃI

Là người nhận thông báo đầu tiên khi có các chương trình khuyến mãi

banner-footer-call
TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ 24/7

Đội ngũ tư vấn bác sĩ nhiều chuyên khoa phục vụ cả ngày lẫn đêm

banner-footer-watch
THEO DÕI ĐƠN HÀNG MỌI LÚC

Theo dõi trạng thái đơn hàng và vị trí tài xế giao hàng mọi lúc mọi nơi

TẢI ỨNG DỤNG MEDIGO TẠI ĐÂY
app-storegoogle-play
footer-girl
Tải ứng dụng Medigo

Trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng Medigo

Hỗ trợ khách hàng

Về Medigo

Hợp tác và liên kết

Danh mục sản phẩm

Liên hệ với chúng tôi

Chứng nhận bởi

@ 2019 - 2023 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software Số ĐKKD 0315807012 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 23/07/2019

  • Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM
  • Hotline: 1800 2247
  • Email: cskh@medigoapp.com
  • Đại diện pháp luật: Lê Hữu Hà
Từ khoá tìm kiếm: Nhà thuốc 24/24, Mua thuốc online, Nhà thuốc online, Nhà thuốc 24h,Hiệu thuốc gần đây,Tư vấn bác sĩ online,Bác sĩ nhanh
Copyright © 2023 Medigo Software