lcp

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có kiêng gì không?

Ngày đăng 03/14/2024
avatar

BS Lê Thị Thu Hường

100% hài lòng

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Đọc thêm
Đặt tư vấn

Xin chào bác sĩ, con gái chúng tôi mới bị bệnh tay chân miệng. Chúng tôi muốn biết liệu có cần áp dụng một số điều kiêng kỵ cho bé trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ Lê Thị Thu Hường giải đáp:

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây ra.

Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi và dễ gây thành dịch

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

  • Sốt thường xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi nhiễm vi rút.
  • Phát ban dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
  • Loét miệng: những vết loét này thường bắt đầu là những đốm nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước ở niêm mạc miệng sau đó nhanh chóng trở thành vết loét, làm cho trẻ bị đau khi nuốt.

Bệnh tay chân miệng có cần kiêng gì không?

Trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng ăn uống trừ trường hợp trẻ có các vết loét ở miệng. Các vết loét trong miệng có thể làm cho trẻ nuốt đau, không muốn ăn uống, vì vậy cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay, nóng, thô cứng vì có thể làm trẻ đau đớn và khiến vết loét nặng hơn. Nên ưu tiên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, mát để trẻ dễ nuốt hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Trẻ cũng cần được chăm sóc răng miệng mỗi ngày để tránh nhiễm trùng các vết loét

Trẻ bị tay chân miệng không kiêng tắm trừ lúc trẻ đang sốt. Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể giúp trẻ đỡ ngứa ngáy khó chịu và tránh bội nhiễm các phỏng nước

Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ, cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng.

Tài liệu tham khảo:

  • Chẩn đoán, điều trị bệnh tay - chân – miệng. Bộ y tế
  • Hand, foot, and mouth disease. Centers for Disease Control and Prevention (CDC)
avatar

BS Lê Thị Thu Hường

100% hài lòng

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Đọc thêm
Đặt tư vấn

Bài viết liên quan