
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Clarityne Hương Đào
Tá dược: tinh bột ngũ cốc, lactose và magnesium stearate.
Mỗi 5ml sirô Clarityne chứa:
Hoạt chất: Loratadine 5mg
Tá dược: propylene glycol, glycerin, axit citric anhydrous, natri benzoat, đường, hương vị đào và nước tinh khiết. Chất bảo quản là natri benzoate 0.1%w/v.
2. Công dụng của Clarityne Hương Đào
Clarityne được chỉ định để giảm triệu chứng của mày đay mạn tính và các bệnh da do dị ứng khác.
3. Liều lượng và cách dùng của Clarityne Hương Đào
Clarityne viên nén: 1 viên [10mg] - ngày 1 lần.
Clarityne sirô: 2 thìa cà phê đầy [10mg] - ngày 1 lần.
Trẻ từ 2 đến 12 tuổi:
Cân nặng > 30kg: 10ml [10mg] (hai thìa cà phê đầy) Clarityne sirô - ngày 1 lần.
Cân nặng ≤ 30kg: 5ml [5mg] (một thìa cà phê đầy) Clarityne sirô - ngày 1 lần.
4. Chống chỉ định khi dùng Clarityne Hương Đào
5. Thận trọng khi dùng Clarityne Hương Đào
Chưa xác lập hiệu quả của Clarityne ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, dữ liệu dược động học của loratadine ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi sau khi dùng liều duy nhất 2,5mg Clarityne sirô là tương tự như trẻ lớn tuổi hơn và người lớn.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Do loratadine được tiết vào sữa và do những nguy cơ khi dùng các thuốc kháng histamine tăng lên ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh và sinh non, nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.
7. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, lơ mơ, khô miệng, rối loạn dạ dày ruột như buồn nôn, viêm dạ dày, và cũng gặp các triệu chứng dị ứng như nổi ban.
Trong quá trình lưu hành sản phẩm Clarityne, hiếm có báo cáo rụng tóc, quá mẫn bao gồm phù mạch, chức năng gan bất thường, nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, chóng mặt và co giật.
Tương tự như vậy, tỉ lệ tác dụng ngoại ý liên quan đến Clarityne sirô là tương đương với placebo. Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trên bệnh nhi, tỉ lệ đau đầu, lơ mơ và hốt hoảng liên quan đến việc dùng thuốc hiếm khi được báo cáo, tương tự với placebo.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
8. Tương tác với các thuốc khác
Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, đã thấy tăng nồng độ loratadine trong huyết tương khi sử dụng đồng thời với ketoconazole, erythromycin hoặc cimetidine, nhưng không thấy thay đổi đáng kể có ý nghĩa lâm sàng (kể cả điện tâm đồ). Cẩn thận trong khi phối hợp với các thuốc khác đã biết có tác dụng ức chế sự chuyển hóa ở gan cho đến khi nghiên cứu về tương tác thuốc được hoàn thành đầy đủ.
Tương tác thuốc/Xét nghiệm:
Nên ngừng sử dụng Clarityne 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm trên da vì các thuốc kháng histamine có thể ngăn ngừa hoặc giảm các phản ứng dương tính ở da.
9. Dược lý
Loratadine là một thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai có hoạt tính chẹn chọn lọc thụ thể H1 ngoại biên. Loratadine và sản phẩm chuyển hóa của nó không dễ dàng xâm nhập vào hàng rào máu não, do đó không gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thần kinh trung ương và không biểu hiện tác dụng kháng cholinergic. Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng tỷ lệ buồn ngủ được báo cáo bởi nhóm đối tượng uống loratadine nằm trong khoảng 1% - 2% so với tỷ lệ buồn ngủ được báo cáo bởi nhóm placebo, và cao hơn rất nhiều (lên đến 47%) đối với nhóm điều trị bằng các thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Điều trị: Xem xét các phương pháp chuẩn để loại trừ thuốc chưa hấp thu ra khỏi dạ dày, như dùng than hoạt tính để hấp thu, dùng dưới dạng hỗn dịch với nước. Nên cân nhắc dùng phương pháp rửa dạ dày. Dung dịch được chọn là nước muối sinh lý, nhất là với trẻ em. Ở người lớn có thể dùng nước thường, tuy nhiên phải tháo ra càng nhiều càng tốt trước khi bơm rửa đợt khác. Thuốc tẩy muối dẫn nước vào ruột và thẩm thấu, do đó nó còn có tác dụng pha loãng nhanh các chất chứa trong ruột. Loratadine không được thải qua thẩm phân máu ở bất kỳ thời gian nào. Sau khi điều trị cấp cứu, nên theo dõi sát bệnh nhân.