lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc chống dị ứng USALOTA 10mg hộp 100 viên

Thuốc chống dị ứng USALOTA 10mg hộp 100 viên

Danh mục:Thuốc chống dị ứng
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Loratadin
Dạng bào chế:Viên nén
Công dụng:

Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kêt mac dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin

Thương hiệu:PP.Pharco
Số đăng ký:VD-22081-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của USALOTA 10mg

Loratadin
Tá dược: Tỉnh bột sắn, lactose, polyvinylpyrrolidone, bột talc, magnesi stearat.............vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng của USALOTA 10mg

Viêm mũi dị ứng.
Viêm kết mac di ứng.
Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

3. Liều lượng và cách dùng của USALOTA 10mg

Dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng một viên nén 10 mg loratadin, 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi:
Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10 mg, một lần hàng ngày.
Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 mg, một lần hàng ngày.
Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút), dùng liều ban đầu là 1 viên nén 10 mg loratadin, cứ 2 ngày một lần.

4. Chống chỉ định khi dùng USALOTA 10mg

Quá mẫn với bắt kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng USALOTA 10mg

Suy gan.
Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi dùng loratadin.
Trẻ em dưới 2 tuổi.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngăn.
Phụ nữ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hoá descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: Đau đầu.
Tiêu hoá: Khô miệng.
Ít gặp, 1/1000Thần kinh: Chóng mặt.
Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.
Tác dụng khác: Viêm kết mạc.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Thần kinh: Trầm cảm.
Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
Tiêu hoá: Buồn nôn.
Chuyển hoá: Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.
Tác dụng khác: Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

9. Tương tác với các thuốc khác

Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin te chế chuyển hoá của loratadin, và không có biểu hiện lâm sàng.
Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4, không có biểu hiện lâm sàng do loratadin có chỉ số điều trị rộng.
Diéu tri đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.

10. Dược lý

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thé H, ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H; thế hệ thứ hai (không an thần).
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Trong trường hợp đó, điều trị chủ yếu là dùng adrenalin và corticosteroid.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Ở người lớn khi uống quá liều viên nén loratadin (40-180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống thuốc quá liều (vượt 10 mg).
Điều trị quá liều: loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo 3 sạch dạ dày ngay. Dùng than họat sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ng nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.
Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.

12. Bảo quản

Trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY