lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị bệnh hô hấp Saltamol hộp 250 viên nén

Thuốc điều trị bệnh hô hấp Saltamol hộp 250 viên nén

Danh mục:Thuốc tác động lên hệ hô hấp
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:CBF PHARMACEUTICAL
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:Xem thêm trên bao bì sản phẩm
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Saltamol

Salbutamol 2 mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của Saltamol

Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. Điều trị hen, ngăn co thắt phế quản do gắng sức. Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

3. Liều lượng và cách dùng của Saltamol

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống. Liều dùng: Liều dùng chỉ định theo từng cá thể, vì hen là một bệnh tiến triển theo thời gian với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc chỉ định liều hàng ngày (với glucocorticoid) và các thuốc làm giãn phế quản, cũng như các lần dùng thuốc phải dựa vào kết quả thăm dò chức năng hô hấp và cung lượng đỉnh thở ra. Nếu người bệnh không có máy đo cung lượng đỉnh thì có thể hướng dẫn dùng cách thổi vào một quả bóng đề đánh giá. Người lớn uống: 1-2 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 4 viên/lần. Với người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích beta thì nên bắt đầu với liều 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống: 0,2 mg/kg, tức là 1/2 -1 viên x 3 – 4 lần/ngày. Trẻ em trên 6 tuổi uống: 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày. Đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 2 viên trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 1 viên trước khi vận động 2 giờ.

4. Chống chỉ định khi dùng Saltamol

Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc. Điều trị dọa sảy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.

5. Thận trọng khi dùng Saltamol

Khi sử dụng mà trong quá trình điều trị thuốc trở lên kém hiệu quả có thể do bệnh hen nặng lên bạn nên đến bác sĩ để tái khám, và được chỉ định liều lượng không nên tự ý tăng liều. Đối với các vận động viên thể thao đang thi đấu không nên sử dụng thuốc vì trong thuốc có thành phần dương tính với doping. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn động mạch vành,..thì thận trọng trong việc sử dụng thuốc dạng viên nén và thuốc tiêm, nên thay thế bằng thuốc dạng khí dung. Nên giảm liều các thuốc beta khác trong quá trình sử dụng chung với salbutamol vì chúng có chung cơ chế kích thích giãn cơ trơn. Các bệnh nhân là sản phụ trong quá trình sử dụng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và thai nhi.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận trọng cân nhắc lợi hại. Hiện nay chưa biết salbutamol có tiết vào sữa mẹ không, nhưng vì khả năng gây quái thai ở một số súc vật, nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không nên dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay. Hiếm gặp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích, nhức đầu, phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch, buồn nôn, nôn.

9. Tương tác với các thuốc khác

Sử dụng cùng các thuốc ức chế beta sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Không sử dụng kết hợp halothan có thể làm rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu ở sản phụ,.. Theo dõi nước tiểu và máu do thuốc làm tăng đường huyết nên thận trọng với người bệnh đang sử dụng thuốc chống đái tháo đường.

10. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng: Trong trường hợp dùng thuốc quá liều gây ngộ độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể biểu hiện một số các triệu chứng như: Khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, biến đổi huyết áp, co giật, có thể hạ kali huyết.
Xử trí: Nếu ngộ độc nặng: ngừng dùng salbutamol ngay. Rửa dạ dày (nếu dùng loại thuốc uống), điều trị các triệu chứng. Cho thuốc chẹn beta (ví dụ metoprolol tartrat) nếu thấy cần thiết và phải thận trọng vì có nguy cơ dẫn đến co thắt phế quản. Việc điều trị như trên phải được tiến hành trong bệnh viện.

11. Bảo quản

Nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY