lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị loãng xương PhilBone-A  hộp 50 viên

Thuốc điều trị loãng xương PhilBone-A hộp 50 viên

Danh mục:Thuốc xương khớp
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Calcitriol
Dạng bào chế:Viên nang mềm
Thương hiệu:Phil Inter Pharma
Số đăng ký:VD-24026-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:xem trên bao bì
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của PhilBone-A

Dược chất chính: Calcitriol

2. Công dụng của PhilBone-A

- Loãng xương do thận, loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính.
- Hạ canxi huyết, hạ canxi huyết do suy cận giáp vô căn, suy cận giáp sau phẫu thuật, suy cận giáp giả.

3. Liều lượng và cách dùng của PhilBone-A

Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống
Liều dùng
- Liều tối ưu cho 1 ngày tùy theo nồng độ Ca trong máu của mỗi bệnh nhân.
- Loạn dưỡng xương thận: khởi đầu 1 viên, sau đó cách mỗi ngày 1 viên. Nếu đáp ứng thì cách 2-4 tuần có thể tăng thêm 1 viên/ngày. Liều 2-4 viên/ngày có hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân.
- Bệnh nhân có nồng độ Ca huyết bình thường/giảm nhẹ: 1 viên dùng cách ngày. Trong vòng 2-4 tuần, đáp ứng với thuốc thì cách 2-4 tuần có thể tăng thêm 1 viên/ngày. Hầu hết có đáp ứng tốt ở liều 2-4 viên/ngày. Dùng barbiturates/thuốc chống động kinh đồng thời thì cần dùng liều cao hơn.
- Loãng xương: 1 viên x 2 lần/ngày. Không đạt đáp ứng, cách mỗi tháng, có thể tăng đến tối đa 2 viên x 2 lần/ngày.
- Thiểu năng giáp, còi xương & nhuyễn xương: khởi đầu 1 viên/ngày, uống mỗi buổi sáng. Nếu đáp ứng không cải thiện đáng kể thì cách 2-4 tuần có thể tăng thêm 1 viên/ngày. Sau khi xác định liều tối ưu, nồng độ Ca huyết cần được kiểm tra mỗi tháng 1 lần.
- Khi nồng độ Ca huyết tăng hơn mức bình thường 1 mg/100 mL: phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc ngay lập tức cho đến khi nồng độ Ca huyết về lại mức bình thường. Khi tăng Ca huyết, phải kiểm tra nồng độ Ca & phosphat mỗi ngày. Khi nồng độ Ca huyết trở lại mức bình thường thì có thể dùng thuốc trở lại với liều giảm.

4. Thận trọng khi dùng PhilBone-A

- Giữa việc điều trị bằng calcitriol và tăng calci huyết có mối tương quan chặt chẽ. Trong các nghiên cứu trên bệnh loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận, có gần 40% bệnh nhân được điều trị bằng calcitriol có tăng calci huyết. Nếu tăng đột ngột cung cấp calci do thay đổi thói quen ăn uống (như ăn hoặc uống nhiều sản phẩm chế biến từ sữa) hoặc dùng không kiểm soát các thuốc có chứa calci có thể sẽ gây tăng calci huyết. Nên khuyên bệnh nhân chấp hành tốt chế độ ăn uống và thông báo cho bệnh nhân về những triệu chứng của tăng calci huyết có thể xảy ra.

- Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, chẳng hạn sau phẫu thuật, dễ có nguy cơ bị tăng calci huyết.

- Bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nếu xảy ra tăng calci huyết mãn tính có thể sẽ phối hợp với tăng creatinin huyết thanh.

- Ðặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.

- Calcitriol làm tăng nồng độ các phosphate vô cơ trong huyết thanh. Trong khi tác dụng này được mong muốn ở những bệnh nhân bị hạ phosphate huyết, cần phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận, do nguy cơ gây vôi hóa lạc chỗ. Trong những trường hợp này, nên duy trì nồng độ phosphate trong huyết tương ở mức bình thường (2 đến 5mg/100ml, tương ứng 0,65 đến 1,62mmol/l) bằng cách dùng các chất tạo phức chelat với phosphor như hydroxyd hay carbonat aluminium.

- Ở bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D (còi xương giảm phosphate huyết gia đình) và được điều trị bằng Calcitriol, nên tiếp tục dùng thêm phosphate bằng đường uống. Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến khả năng Calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphate ở ruột, vì điều này có thể làm thay đổi nhu cầu về phosphate bổ sung.

- Nên đều đặn kiểm tra nồng độ calci, phosphor, magnesium và phosphatase kiềm trong huyết thanh, cũng như nồng độ của calci và phosphate trong nước tiểu trong 24 giờ. Trong giai đoạn đầu điều trị bằng Calcitriol, nên kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần (xem Liều lượng và Cách dùng).

- Calcitriol là chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh nhất của vitamin D, do đó không nên dùng kèm thêm những thuốc khác có chứa vitamin D trong thời gian điều trị bằng Calcitriol, nhằm tránh tình trạng tăng vitamin D bệnh lý có thể xảy ra.

- Nếu chuyển từ điều trị bằng ergocalciferol (vitamin D2) qua điều trị bằng calcitriol, có thể cần phải đến nhiều tháng để nồng độ ergocalciferol trở về giá trị ban đầu (xem Quá liều).

- Bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị bằng Calcitriol cần lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra, và nên uống đủ nước.

5. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú: Các nghiên cứu về độc tính trên thú vật không cho các kết quả thuyết phục, không có những nghiên cứu có kiểm soát tương đối ở người về tác dụng của calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh trên thai kỳ và sự phát triển của bào thai. Do đó, chỉ sử dụng Calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai. Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh được bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây những tác dụng ngoại ý cho trẻ, do đó không nên cho con bú trong thời gian điều trị với Calcitriol.

6. Tác dụng không mong muốn

Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, chán ăn, ngứa, tăng BUN, tăng men gan.

7. Tương tác với các thuốc khác

- Không dùng đồng thời với những chế phẩm chứa vitamin D và dẫn xuất, những thuốc khác chứa calci để tránh tăng calci huyết.
- Cholestyramin ảnh hưởng đến quá trình hấp thu calci ở ruột.
- Phenobarbital, phenytoin: ảnh hưởng đến sự tổng hợp calci nội sinh, làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh.
- Digitalis: tăng calci huyết có thể gây loạn nhịp.
- Thuốc lợi tiểu thiazid: tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp.
- Các thuốc corticoid, thuốc ức chế calci, thuốc kháng acid ức chế quá trình hấp thu calci.

8. Quá liều và xử trí quá liều

- Calcitriol là một chất chuyển hóa của vitamin D, tất cả các trường hợp quá liều Calcitriol sẽ cho những triệu chứng lâm sàng tương tự như đối với quá liều vitamin D. Nếu đồng thời có uống nhiều calci và phosphat với Calcitriol, có thể gây các triệu chứng tương tự. Nồng độ calci cao trong dịch thẩm tách phản ảnh có tăng calci huyết.
- Dấu hiệu ngộ độc cấp tính vitamin D: chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, táo bón.
- Dấu hiệu ngộ độc mãn tính: loạn dưỡng (yếu ớt, sụt cân), rối loạn các giác quan, có thể bị sốt kèm theo khát, đa niệu, mất nước, vô cảm, ngưng tăng trưởng và nhiễm trùng đường tiểu. Ngộ độc mãn tính sẽ gây tăng calci huyết thứ phát với vôi hóa vỏ thận, cơ tim, phổi và tụy tạng.
- Các biện pháp điều trị quá liều do uống nhầm bao gồm: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu paraffine để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticọid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.

9. Bảo quản

xem trên bao bì

Xem đầy đủ
MUA HÀNG