
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Smecta (Hương Cam và Vani)
Tá dược: Glucose monohydrate, saccharin sodium, hương cam, hương vani.
2. Công dụng của Smecta (Hương Cam và Vani)
- Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy mạn tính.
- Điều trị triệu chứng các chứng đau liên quan tới rối loạn thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột.
3. Liều lượng và cách dùng của Smecta (Hương Cam và Vani)
Trẻ em và trẻ nhũ nhi:
Dưới 1 tuổi: 2 gói/ ngày trong 3 ngày đầu, sau đó 1 gói/ngày.
Trên 1 tuổi: 4 gói/ ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó 2 gói/ngày.
Người lớn: Trung bình 3 gói/ ngày. Trên thực tế, liều hàng ngày có thể tăng gấp đôi trong những ngày đầu điều trị.
Trong các bệnh khác:
Dưới 1 tuổi: 1 gói/ ngày.
Từ 1 đến 2 tuổi: 1 đến 2 gói/ ngày.
Từ 2 tuổi trở lên: 2 đến 3 gói/ ngày.
Người lớn: Trung bình 3 gói/ ngày.
Cách sử dụng: Dùng đường uống. Khối lượng thuốc trong gói phải được pha thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng. Nên dùng sau bữa ăn trong bệnh về thực quản. Giữa các bữa ăn trong các bệnh khác.
4. Chống chỉ định khi dùng Smecta (Hương Cam và Vani)
5. Thận trọng khi dùng Smecta (Hương Cam và Vani)
Ở trẻ em, tiêu chảy cấp phải được điều trị phối hợp với việc dùng sớm dung dịch bù nước, điện giải đường uống (ORS) nhằm tránh mất nước và các chất điện giải.
Ở người lớn, điều trị không được bỏ qua việc bù nước và các chất điện giải nếu điều này là cần thiết.
Lượng dịch cần bù, bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, phải được điều chỉnh phù hợp với mức độ tiêu chảy, tuổi và đặc điểm của bệnh nhân.
Bệnh nhân nên được thông báo về việc cần thiết phải:
- Uống nhiều dịch mặn hoặc ngọt, để bồi hoàn lượng dịch mất do tiêu chay (nhu cầu lượng dịch trung bình hàng ngày ở người lớn là 2 lít)
- Chế độ ăn khi bị tiêu chảy:
+ Nên tránh: Rau sống, trái cây, rau xanh, các món ăn nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh.
+ Món ăn thích hợp là thịt nướng và cơm.
Thuốc chứa glucose và saccharose khuyến cáo không nên dùng cho bệnh nhân có rối loạn dung nạp fructose, hấp thu kém glucose và galactose hoặc những bệnh nhân thiếu enzym tiêu hóa sucrose và isomaltase.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Cho đến nay, không thấy có những tác động gây dị tật hoặc độc cho bào thai được ghi nhận trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có sự theo dõi đầy đủ ở phụ nữ có thai phơi nhiễm với SMECTA để loại trừ bất kỳ rủi ro nào.
- Do đặc tính không bị hấp thu của SMECTA nên có thể cân nhắc sử dụng trong quá trình mang thai nếu thực sự cần thiết.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
- Không thường gặp: Đầy hơi, nôn.
- Trong suốt quá trình thuốc lưu hành trên thị trường, một số trường hợp phản ứng quá mẫn (tần suất không rõ) được báo cáo, bao gồm mề đay/mày đay, phát ban, ngứa và phù mạch.
- Có vài trường hợp táo bón tiến triển cũng đã được ghi nhận.
9. Tương tác với các thuốc khác
10. Dược lý
Mã ATC: A07BC05 (A: đường tiêu hóa và chuyển hóa)
SMECTA là một silicate kép của nhôm và magiê.
Do cấu trúc từng lớp với độ nhầy cao, Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Smecta tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên Smecta bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Smecta không cản quang, không nhuộm màu phân và với liều lương thông dụng Smecta không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.
Kết quả phối hợp của 2 nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi so sánh hiệu quả của Smecta với giả dược trên 602 bệnh nhân từ 1-36 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp cho thấy lương phân trong 72 giờ đầu giảm đáng kể ở nhóm điều trị bằng Smecta cùng với bù nước đường uống.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Thông báo cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ của bạn khi dùng quá liều.