lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản FACRASU hộp 5 vỉ x 10 viên

Thuốc trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản FACRASU hộp 5 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc tác động lên đại tràng
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Aurochem
Số đăng ký:VN-17762-14
Nước sản xuất:Ấn Độ
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
icon pharmacy premium

Đánh giá
-/-
Khoảng cách
-
Phản hồi chat
-
Xem sản phẩmNhận tư vấn

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng
Nhà thuốc uy tín
Dược sĩ tư vấn miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của FACRASU

Mỗi viên nén có chứa:
Hoạt chất: Sucralfat USP 1g.
Tá dược: Microcrystallin Cellulose, Lactose, Tinh bột, Povidon K-30, Talc, Natri Lauryl Sulphat Magnesi Stearat, Colloidal Anhydrous Silica, Saccharin natri, Crosscarmellose natri.

2. Công dụng của FACRASU

- Điều trị duy trì cho các bệnh nhân loét tá tràng ở liều đã giảm sau khi chữa lành các vết loét cấp tính.
- Điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính.
- Phòng tái phát loét tá tràng, phòng loét do stress.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

3. Liều lượng và cách dùng của FACRASU

Sucralfat không nên dùng cùng thức ăn. Phải uống vào lúc đói.
- Loét tá tràng:
+ 2 g/lần, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
+ Với vết loét nhỏ, cần điều trị trong 4 tuần.
+ Với vết loét lớn, cần điều trị trong 8 tuần.
- Loét dạ dày lành tính:
+ Người lớn: 1 g/lần; ngày uống 4 lần.
+ Điều trị tiếp tục đến khi vết loét lành hẳn (kiểm tra bằng nội soi). Thường cần phải điều trị 6 - 8 tuần.
+ Người bệnh cũng cần được điều trị để loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori tối thiểu bằng metronidazol và amoxicilin, phối hợp với sucralfat và với một thuốc chống tiết acid như thuốc ức chế H2 histamin hay ức chế bơm proton.
- Phòng tái phát loét tà tràng:
+ 1 g/lần, ngày uống 2 lần. Điều trị không được kéo dài quá 6 tháng.
+ Loét tá tràng tái phát là do vi khuẩn Helicobacter pylori; để loại trừ Helicobacter pylori, cần cho một đợt điều trị mới bằng sucralfat phối hợp với kháng sinh.
- Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản: 1 g/lần, ngày uống 4 lần, một giờ trước mồi bữa ăn và khi đi ngủ.

4. Chống chỉ định khi dùng FACRASU

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

5. Thận trọng khi dùng FACRASU

Dùng thận trọng ở người suy thận do nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh; nhất là khi dùng dài ngày. Trường hợp suy thận nặng, nên tránh dùng.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai. Tuy nhiên, khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Chưa biết sucralfat có bài tiết vào sữa hay không. Nếu có bài tiết vào sữa mẹ, lượng sucralfat cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc

8. Tác dụng không mong muốn

- Thường gặp, ADR >1/100
+ Tiêu hóa: Táo bón.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
+ Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
+ Ngoài da: Ngứa, ban đỏ.
+ Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ.
+ Các tác dụng phụ khác: Đau lưng, đau đầu.
- Hiếm gặp, ADR <1/1000
+ Phản ứng mẫn cảm: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.
+ Dị vật dạ dày.

9. Tương tác với các thuốc khác

Có thể dùng các antacid cùng với sucralfat trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau. Nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của sucralfat trên niêm mạc. Nên dặn người bệnh uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat một nửa giờ.
Các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin khi uống cùng với sucralfat sẽ bị giảm hấp thu. Vì vậy phải uống những thuốc này 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat

10. Dược lý

Dược lực học
Sucralfat là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và mật. Sucralfat cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét. Sucralfat còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày
Dược động học
Có tới 5% phần disacarid và dưới 0,02% nhôm được hấp thu vào cơ thể sau khi uống một liều sucralfat. Phần lớn thuốc được đào thải ra phân, chỉ có một lượng nhỏ sulfat disacaríd thải ra nước tiểu.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc

12. Bảo quản

Nơi khô,tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C

Xem đầy đủ
THÊM VÀO GIỎ
MUA NGAY