lcp

Bệnh giang mai có chữa được không?

Ngày đăng 03/14/2024
avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

100% hài lòng

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Đọc thêm
Đặt tư vấn

Dạ bác sĩ cho em hỏi là bệnh giang mai có chữa được không vậy ạ? Và phương pháp điều trị bệnh giang mai nào hiệu quả ạ. Em cảm ơn.

Bác sĩ Trương Vĩnh Thái giải đáp:

Bệnh giang mai có chữa được không và điều trị như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa khỏi bằng kháng sinh. Thuốc được lựa chọn là loại penicillin được gọi là penicillin G benzathine (Bicillin L-A). Đối với những người bị dị ứng với penicillin, có thể sử dụng một số loại kháng sinh khác như Doxycycline (Vibramycin) hoặc ceftriaxone (Rocephin). Nhưng penicillin là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai. Lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào giai đoạn bệnh: giang mai sớm (≤ 2 năm) hay giang mai muộn (> 2 năm hoặc không xác định thời gian).

Điều trị giang mai chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp giang mai thời kỳ III (có biểu hiện tim mạch và thần kinh) và giang mai bẩm sinh.

Không có biện pháp khắc phục tại nhà hoặc liệu pháp thay thế để chữa bệnh giang mai. Khi quan hệ tình dục không an toàn, có phơi nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần gặp chuyên gia ý tế để tầm soát, phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả. Với phụ nữ, trước khi mang thai cũng cần tiến hành sàng lọc kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn giang mai hay không. Nếu có thể điều trị kịp thời thì nên thực hiện trước khi mang thai.

Sau khi được chữa khỏi, giang mai sẽ không tự quay trở lại, nhưng bạn vẫn có thể mắc lại nếu tiếp xúc với người bị nhiễm giang mai đang hoạt động. Vì vậy, bạn tình hiện tại và trong vòng 1 năm cần được đi khám, làm xét nghiệm giang mai và điều trị nếu mắc bệnh.

Mặc dù giang mai có thể điều trị hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân thì mỗi người cần chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này và có biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • Bệnh giang mai (vncdc.gov.vn)
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai, Bộ Y tế, 2021
avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

100% hài lòng

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Đọc thêm
Đặt tư vấn