lcp

#1 Thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Viêm lợi chảy máu chân răng là bệnh lý gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân, cùng Medigo tìm hiểu các loại thuốc điều trị bệnh lý này và một số cách để phòng tránh

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Có nhiều nguyên nhân làm cho nướu răng bị viêm và dẫn đến chảy máu trong đó lý do lành tính thường gặp là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, có thói quen ăn uống sinh hoạt chưa tốt. Bên cạnh đó có những bệnh lý gây chảy máu chân răng cần được chuẩn đoán và điều trị một cách triệt để tránh gây biến chứng

1.1 Nguyên nhân lành tính

Vệ sinh răng miệng không đúng cách như việc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, thao tác thực hiện quá mạnh, lạm dụng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa quá nhiều dễ dàng gây tổn thương đến nướu răng hậu quả là chảy máu chân răng. Vì vậy bạn nên lựa chọn loại bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng tăm chỉ nha khoa đúng kỹ thuật để tránh những tổn thương. Việc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ hình thành mảng bám trên răng tại đường viền nướu, các mảng bám này sẽ dày lên và đẩy nướu ra xa răng dễ gây viêm nướu vì vi khuẩn tồn đọng quá nhiều.

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Ngoài ra, chảy máu chân răng có thể do thiếu hụt vitamin C, vitamin K,… Và không thể không kể đến đó là thói quen ăn uống, ăn những món quá cay quá nóng, những món ăn được chế biến quá cứng dễ gây tổn thương đến lợi.

1.2 Nguyên nhân do bệnh lý

  • Viêm nha chu: là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này. Dấu hiệu điển hình của viêm nha chu là lợi sưng tấy, hơi thở có mùi, răng bị lung lay,… đặc biệt là rất dễ chảy máu. Tình trạng nghiêm trọng của viêm nha chu là rụng răng, mất răng.
  •  Viêm nướu: các mảng bám trên chân răng hình thành khi vệ sinh răng miệng không tốt nếu không được khắc phục sớm thì sẽ là nguyên nhân gây viêm nướu và triệu chứng điển hình là chảy máu chân răng, nướu sưng đỏ, hôi miệng.
  • Áp xe chân răng: chảy máu chân răng, nóng sốt, sưng mặt là triệu chứng nổi bật của tình trạng viêm hốc răng lâu ngày không điều trị, răng vỡ hoặc thủng là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng gây ổ mủ áp xe.

Ngoài các bệnh lý nói trên thì chảy máu chân răng còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng khác cần thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời như là ung thư miệng, ung thư vú, nhiễm trùng, sốt xuất huyết hoặc thiếu máu.

  1. Một số thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng

Khi xuất hiện dấu hiệu viêm lợi chảy máu chân răng bạn nên đến thăm khám bác sĩ nha khoa ngay và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

2.1 Erythromycin

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh Macrolid được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn ở nồng độ cao, đặc biệt đối với các chủng vi khuẩn nhạy cảm, thuốc khắc phục tình trạng viêm lợi, hạn chế chảy máu chân răng, giảm tình trạng hơi thở có mùi.

Phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mỗi đối tượng mà liều điều trị là khác nhau. Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải là hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, ngứa, bong da,…

Nếu bạn đang dùng thuốc này để điều trị bệnh nhiễm trùng, tiếp tục dùng thuốc cho đến khi kết thúc kỳ điều trị được kê, cho dù triệu chứng có mất đi sau vài ngày. Ngưng dùng thuốc quá sớm có thể làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dẫn đến bệnh tái phát.

2.2 Naphacogyl

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Với dạng viên nén màu đỏ Naphacogyl chứa 2 hoạt chất chính là Spiramycin 100mg và Metronidazol 125mg.

Thuốc được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.

Liều dùng:

- Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2 lần

- Trẻ từ 10-15 tuổi: 3 viên/ngày, chia 2 lần

- Trẻ từ 5 – 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần

Khi sử dụng thuốc với liều cao và kéo dài bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay,…

Chống chỉ định với người quá mẫn với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.

2.3 Thuốc giảm đau paracetamol ( Acetaminophen)

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Trong trường hợp chảy máu chân răng kèm theo đau nhức bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng

Paracetamol để kiểm soát cơn đau giảm phù nề và chảy máu. Thuốc có nhiều quy cách đóng gói, nhưng phổ biến nhất là dạng viên sủi, thuốc có tác dụng nhanh chỉ sau 10-15 phút và kéo dài trong 4-6 giờ.

Liều dùng phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhân thường là từ 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ.

Paracetamol được xem là một loại thuốc phổ biến và có tính an toàn cao, nhưng trong một số trường hợp vẫn gặp phải tác dụng không mong muốn như nổi mẩn đỏ, ban da, đau bụng,… Gây tổn thương và ngộ độc gan khi quá liều paracetamol.

2.4 Thuốc súc họng Medoral

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Trong 1ml dung dịch Medoral chứa chlorhexidine digluconate 0.2% có hiệu quả trên phạm vi rộng đối với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, nấm men, nấm da và các virus ưa lipid. Đây là hoạt tính chống lại một loạt tác nhân gây bệnh răng miệng quan trọng, do đó thường được dùng điều trị nhiều bệnh nha khoa như nhiễm khuẩn ở họng, ức chế sự hình thành mảng bám trên răng, đẩy mạnh làm lành vết thương sau phẫu thuật nha khoa, kiểm soát loét miệng, nhiễm nấm candida miệng,…

Súc họng kỹ bằng dung dịch Medoral trong khoảng 1 phút với 10ml, mỗi ngày 2 lần, nên đánh răng trước khi sử dụng. Không nên sử dụng Medoral cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

1. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng

Khi bị viêm lợi chảy máu chân răng bạn không nên sử dụng thuốc một cách tự ý, bác sĩ nha khoa sẽ đảm bảo chính xác cho bạn liều dùng và cách sử dụng phù hợp với từng tình trạng bệnh. Việc uống thuốc điều trị cần tuân thủ đúng theo chỉ định.

Bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh để có quy trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn cần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, cứng, dẻo,… để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, người hay bị chảy máu chân răng cần được bổ sung vitamin c để thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương và Vitamin K để hạn chế chảy máu chân răng. Những vitamin này có thể bổ sung bằng hoa quả như cam, bưởi, chanh, ổi giàu vitamin C, củ cải, chuối,… giàu vitamin K. Thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây góp phần như chất làm sạch cơ học cũng giúp loại bỏ các mảng bám trên răng hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng.

thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng

Qua bài viết này Medigo app hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và kịp thời nhận ra vấn đề về răng miệng mà bạn đang gặp phải để có được phương pháp điều trị tốt nhất. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
 

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm