lcp

Acid alpha linolenic


Tên chung quốc tế: Axit α-Linolenic, ALA

Loại thuốc: Axit béo omega-3, Acid béo không no nhiều nối đôi.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thường được bào chế dưới dạng viên nang mềm hàm lượng 100mg.

Dược lý

Alpha-linolenic acid đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì hoạt chất này giúp duy trì nhịp tim. Alpha-linolenic acid có lợi cho hệ thống tim mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm. Alpha-linolenic acid cũng được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tan cục máu đông. Nghiên cứu cũng chỉ ra Alpha-linolenic acid không cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol.

Chỉ định của Acid alpha linolenic

Alpha-Linolenic Acid có công dụng ngăn ngừa chứng bệnh béo phì. Một nghiên cứu thực hiện có 177 người tham gia bổ sung ALA trong 12 tuần, giảm được trọng lượng cơ thể, khối lượng mỡ trong nội tạng, vòng eo và nồng độ triglyceride máu giảm.

Một nghiên cứu khác với số lượng 114 người ở tình trạng thừa cân, họ được bổ sung 12 tuần ALA (diglyceride) giảm vòng eo, trọng lượng cơ thể, khối lượng mỡ. ALA (diglyceride) tăng sản xuất nhiệt trong ruột, kích hoạt các gen phân hủy chất béo, đốt cháy nhiều calo.

Alpha-linolenic acid có thể hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch): Axit alpha-linolenic làm giảm "mảng bám" trong các động mạch phục vụ tim. Mảng bám là sự tích tụ chất béo đặc trưng cho chứng xơ vữa động mạch.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim: Lượng axit alpha-linolenic hấp thụ cao trong khoảng thời gian 6 năm sẽ làm giảm nguy cơ đau tim đầu tiên tới 59% ở cả nam và nữ. Tăng lượng tiêu thụ axit alpha-linolenic bằng 1,0-1,2 gram mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim từ 20% trở lên ở những người có hoặc không có bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy axit alpha-linolenic có tác dụng lớn hơn đối với bệnh tim mạch vành khi lượng dầu cá ăn vào thấp.
  • Huyết áp cao: Ăn một chế độ ăn nhiều axit alpha-linolenic dường như làm giảm nguy cơ tăng huyết áp khoảng một phần ba. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận sự liên kết này. 
  • Viêm phổi: Ăn một chế độ ăn nhiều axit alpha-linolenic làm giảm nguy cơ bị viêm phổi. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận sự liên kết này.
  • Cải thiện làn da khô: Da khô, khó chịu, chất lượng kém là do nồng độ Alpha-linolenic acid thấp. Hàm lượng ALA có trong dầu hạt lanh hỗ trợ giúp làn da khỏe và không bị khô. Đồng thời ALA thúc đẩy tái tạo tế bào và làm giảm viêm da. Bổ sung dầu hạt lanh giúp cải thiện hydrat hóa và độ nhạy cảm của da đã được một nghiên cứu trên 13 phụ nữ chỉ ra. Môt nghiên cứu khác, với số lượng 45 phụ nữ đã được chứng minh uống dầu hạt lanh trong 12 tuần da giảm sần sùi và giảm sưng đỏ. Hạt lanh cũng được cho là tăng khả năng phục hồi da và giảm viêm da. Đối với rối loạn da phổ biến, da khô, chàm dầu hạt lanh giúp làm giảm nồng độ axit béo bão hòa khiến da sạch và giảm phát ban.

Bằng chứng không đầy đủ về tác dụng của Alpha-linolenic acid cho các vấn đề sức khỏe như:

  • Rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD): Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng axit alpha-linolenic không làm giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ em 6-16 tuổi không dùng thuốc ADHD theo toa.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Có bằng chứng mâu thuẫn về vai trò của axit alpha-linolenic trong ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều axit alpha-linolenic có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng nghiên cứu khác tìm thấy không có rủi ro tăng lên hoặc thậm chí rủi ro giảm nhẹ. Lý do cho kết quả mâu thuẫn không rõ ràng, nhưng nguồn axit alpha-linolenic dường như rất quan trọng. Axit alpha-linolenic từ nguồn sữa và thịt có liên quan tích cực đến ung thư tuyến tiền liệt. Axit alpha-linolenic từ các nguồn thực vật, như hạt lanh, dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Nghiên cứu cho thấy nồng độ ALA trong máu cao hơn có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư trực tràng và ung thư ruột kết. Đối với bệnh nhân ung thư vú có lượng Alpha-linoleic acid cao nhất trong mô vú đã giảm đáng kể nguy cơ ung thư lan sang mô khác.
  • Nhiễm trùng phổi ở trẻ em: Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng axit alpha-linolenic và axit linoleic có thể làm giảm số ca nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.
  • Bệnh tiểu đường: Trong một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân bị loét chân do tiểu đường, đã có bằng chứng Alpha-Linolenic Acid giúp cải thiện vết thương, tăng độ nhạy của insulin. Ở một nghiên cứu trên 20 bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 việc bổ sung ALA đã cải thiện độ nhạy insulin và tăng protein. Việc bổ sung dầu hạt lanh làm giảm mức insulin của phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS) có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
  • Bệnh Crohn 
  • Phiền muộn
  • Cholesterol cao
  • Cải thiện chức năng nhận thức
  • Bệnh thận
  • Đau nửa đầu
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Viêm khớp dạng thấp (RA)
  • Bệnh ngoài da
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Chống chỉ định Acid alpha linolenic

Không uống bổ sung axit alpha-linolenic nếu bạn có chất béo trung tính cao.

Không dùng axit alpha-linolenic cho người bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt (tiền sử gia đình có người thân bị ung thư tuyến tiền liệt). Có một số bằng chứng cho thấy axit alpha-linolenic có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Dị ứng với thuốc hoặc với thành phần của thuốc.

Thận trọng khi dùng Acid alpha linolenic

Khi sử dụng Alpha-linolenic acid được cho là an toàn tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề. Người lớn sử dụng với số lượng Alpha-Linolenic Acid được tìm thấy trong thực phẩm thì đều an toàn. Với liều lượng cao hơn vẫn chưa biết nó có an toàn hay không vì chưa có bằng chứng khoa học. Nên dung nạp Axit alpha-linolenic có nguồn gốc thực phẩm. Có một nhược điểm là nó có thể gây tăng cân nếu tiêu thụ nhiều vì lượng calo khá lớn.

Đối với trường hợp đang thai và cho con bú nên sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng kể cả sản phẩm bổ sung nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Kể cả đối với Axit alpha-linolenic, mặc dù Alpha-Linolenic Acid mặc dù nó được cho là an toàn nhưng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bởi vì Alpha-Linolenic Acid chưa đủ bằng chứng về sự an toàn trong thai kỳ và cho con bú.

Đối với người có nồng độ chất béo trung tính trong máu cao không nên bổ sung axit alpha-linolenic vì có thể làm cho tình trạng này nặng thêm.

Đã có bằng chứng cho thấy Alpha-Linolenic Acid làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy người bị ung thư tiền liệt tuyến không dùng axit alpha-linolenic.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Axit alpha-linolenic tương đối an toàn với số lượng được tìm thấy trong thực phẩm. Nhưng chưa đủ về sự an toàn của axit alpha-linolenic trong khi mang thai và cho con bú khi được sử dụng với số lượng cao hơn so với những thứ thường thấy trong thực phẩm. Để giữ an toàn bạn nên tránh sử dụng các chất bổ sung axit alpha-linolenic trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Alpha-linolenic acid được xem là an toàn cho hầu hết người lớn khi được sử dụng với số lượng được tìm thấy trong thực phẩm. Không có đủ thông tin để biết liệu nó có an toàn với số lượng cao hơn không. Axit alpha-linolenic từ các nguồn thực phẩm được dung nạp rất tốt. Tuy nhiên, nó có lượng calo cao và có thể gây tăng cân nếu tiêu thụ quá mức.

Liều lượng và cách dùng Acid alpha linolenic

Để phòng ngừa bệnh tim mạch vành và các triệu chứng liên quan như đau ngực hoặc đau tim có thể dùng 1,2-2 gam Alpha-Linolenic Acid mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm.

Những người mắc bệnh tim, bệnh mạch vành để phòng ngừa cơn đau tim dùng khoảng 1,6 gam Alpha-Linolenic Acid mỗi ngày.

Một số nghiên cứu chỉ ra lượng Alpha-Linolenic Acid phù hợp chỉ chiếm khoảng 1% lượng calo hằng ngày. Như vậy việc sử dụng khoảng 2 gram Alpha-Linolenic Acid là phù hợp vơi đối tượng ăn 2000 kcalo.

Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 20 °C - 25 °C, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Acid alpha linolenic

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn