lcp

Anh thảo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Anh thảo hay còn được gọi là Hoa ngọc trâm, Primrose, Cowslip, Primevère, Primula,... thuộc họ Anh thảo với danh pháp khoa học là Onagraceae. Hiện nay, người ta thường chiết xuất dầu từ hạt Anh thảo để sử dụng trong điều trị bệnh và liên quan đến chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ. Ngoài ra, tinh dầu hoa anh thảo còn được xem là một loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm da, giảm đau trong kì kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến cơ, xương khớp; bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực. 

Tuy nhiên, việc dùng anh thảo sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Anh thảo cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Anh thảo, Hoa ngọc trâm, Primrose, Cowslip, Primevère, Primula.
  • Tên khoa học: Oenothera biennis L.
  • Họ: Onagraceae (Anh thảo).
  • Công dụng: Hoa Anh thảo có tác dụng làm se và an thần, hữu ích trong điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn ho, hen suyễn, các khó chịu trên nữ giới và chữa lành vết thương.

Mô tả cây Anh thảo

Cây cỏ, sống 2 năm, chiều cao thân khoảng 150 cm.

Lá hình mác, dài 5-20cm, rộng 1-2,5cm. Năm thứ nhất lá mọc thành cụm tròn hình hoa thị, năm thứ 2 mọc thành hình xoắn ốc quanh thân.

Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc ở ngọn. Đài 2, đầu xẻ 2 thùy có nhiều lông trắng nhỏ. Tràng 4, màu vàng, cánh tràng hình trái tim cỡ 2,5-5cm. Nhị 8, vàng mảnh; nhụy có núm tròn. Hoa chỉ nở buổi tối và lưu lại đến trưa hôm sau.

Quả nang 4 mảnh, cỡ 2-4 cm, chứa nhiều hạt dài 1-2mm. Khi hạt trưởng thành, cách mang mở phát tán hạt . Hạt là thức ăn quan trọng của chim, côn trùng.

Mùa hoa: Tháng 4-6.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Có khoảng 145 loài trong chi Oenothera L., xuất hiện ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới ở miền Bắc và Nam Mỹ. Có khoảng 70 loài hiện đang có mặt ở châu Âu.

Loài chiếm số lượng nhiều nhất trong họ Oenothera L. là Oenothera biennis. Đây cũng là loài được nghiên cứu nhiều nhất về các tác dụng sinh học. Oenothera biennis đã được thấy có lợi trong điều trị nhiều bệnh.

Oenothera biennis được trồng đầu tiên bởi các thổ dân ở Bắc Mỹ. Họ đã sử dụng cây để điều trị các triệu chứng sưng trong cơ thể và các vấn đề sức khỏe khác. Dầu các loài Oenothera đã được người Ấn Độ sử dụng để làm giảm các rối loạn về da.

Cây Anh thảo (Oenothera biennis) ưa nắng, và những nơi khô cằn với đất mùn và xuất hiện ở độ cao dưới 700 mét so với mực nước biển.

Thu hoạch và chế biến: Hạt sau khi thu hái đem đi ép lấy dầu bằng phương pháp ép lạnh.

Bộ phận sử dụng của Anh thảo

Bộ phận sử dụng của Anh thảo là hạt. Ngoài ra, dân gian còn sử dụng toàn cây, lá cây, rễ Anh thảo.

Thành phần hóa học

Hàm lượng dầu trong hạt Anh thảo khoảng 20%, tùy thuộc vào tuổi của hạt giống, giống cây và điều kiện sinh trưởng. Thành phần chính trong dầu là triacylglycerol (98%). Acid béo chiếm tỷ lệ cao nhất trong dầu Anh thảo là acid linoleic (70 - 74%), kế đến là acid γ-linolenic (8 - 10%), và cũng chứa các acid béo khác như acid palmitic (7 - 10%), acid oleic (6 - 11%), acid stearic (1,5 – 3,5%) và (lượng nhỏ hơn) acid myristic, acid oleopalmitic, acid vaccenic, acid eicosanoic và acid eicosenoic.

Ngoài ra, trong Dầu Anh thảo còn có chứa các alcol aliphatic (không vòng), 1-tetracosanol, 1-hexacosanol; các triterpen bao gồm β-amyrin, qualene; các tocopherol: α-tocopherol, γ-tocopherol và δ-tocopherol, các polyphenol như hydroxytyrosol, vanillic acid, vanillin, acid p-coumaric và acid ferulic.

Tác dụng của Anh thảo

Theo y học cổ truyền:

Hoa Anh thảo có tác dụng làm se và an thần, hữu ích trong điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn ho, hen suyễn, các khó chịu trên nữ giới và chữa lành vết thương.

Dầu Anh thảo được người Ấn Độ dùng để giảm các rối loạn về da.

Các thổ dân Bắc Mỹ sử dụng rễ bên ngoài để điều trị mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn được nhai và cọ xát vào các cơ để cải thiện sức mạnh.

Cây Anh thảo để chữa các triệu chứng sưng, các vết bầm tím và vết thương. Lá được dùng uống để chữa các bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng.

Theo y học hiện đại:

  • Hỗ trợ sự phát triển của cơ thể:

Dầu hoa anh thảo giàu các loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành các khối của màng tế bào và cung cấp một loạt các hormone và các chất tương tự hormone cần thiết cho cơ thể. Do có chứa axit béo omega-6, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo cũng cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển các chức năng của trí não, sự tăng trưởng cùng phát triển bình thường của cơ thể.

  • Giảm các triệu chứng mãn kinh:

Thực phẩm chức năng từ dầu hoa anh thảo có tác dụng điều trị viêm da dị ứng (một loại bệnh chàm), viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau vú, các triệu chứng mãn kinh và các bệnh khác. Dầu hoa anh thảo cũng có thể có trong các sản phẩm bôi ngoài da.

  • Cân bằng nội tiết tố:

Nhờ các axit béo thiết yếu, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường lành mạnh trong cơ thể để dễ thụ thai. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp bạn giảm cân và sản sinh các hormone cân bằng. Hơn nữa, dầu hoa anh thảo khi được dùng mỗi ngày sẽ giúp tăng dịch nhầy ở cổ tử cung cũng như tăng cường chức năng trao đổi chất.

Liều lượng và cách dùng Anh thảo

Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho liều lượng tinh dầu cần sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Liều lượng thường được dùng cho người lớn là từ 2 - 6 gam mỗi ngày trong 3 - 12 tháng.

Bài thuốc chữa bệnh từ Anh thảo

  • Điều trị chàm: Uống 1 – 4 viên x 2 lần/ngày dầu Anh thảo trong 12 tuần. Đối với kem bôi, có thể bôi 1ml x 2 lần/ngày dầu Anh thảo 20% trong tối đa bốn tháng.
  • Làm đẹp da: Viên nang 500mg x 3 lần/ngày, tối đa 12 tuần.
  • Tiền mãn kinh: Uống 6 - 12 viên (500mg đến 6.000mg) x 1 - 4 lần/ngày trong tối đa 10 tháng. Khởi đầu liều thấp, tăng liều từ từ.
  • Trường hợp đau ngực: Uống 1 đến 3g hoặc 2,4ml dầu hoa Anh thảo mỗi ngày trong sáu tháng.
  • Trường hợp nóng bừng: Uống 500mg dầu hoa Anh thảo x 2 lần/ngày trong 6 tuần.

Lưu ý khi sử dụng Anh thảo

Khi dùng với lượng thích hợp trong thời gian ngắn, việc sử dụng dầu hoa anh thảo là an toàn, tuy nhiên dầu Anh thảo có thể gây ra tình trạng bụng khó chịu, đau đầu.

Không được sử dụng dầu Anh thảo trong trường hợp rối loạn đông máu vì làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu dự định phẫu thuật, nên ngừng dùng dầu Anh thảo trước hai tuần.

Không dùng dầu Anh thảo nếu bị động kinh hoặc tâm thần phân liệt. Việc bổ sung có thể làm tăng nguy cơ co giật.

Dầu Anh thảo có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Bảo quản Anh thảo

Ngày nay hoa anh thảo được bò chế thành dạng tinh dầu, giúp cho việc bảo quản đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Anh thảo. Sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo với rất nhiều công dụng tốt đang được ưa chuộng trên thị trường đã mặt trên Medigo. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.

Sản phẩm có thành phần Anh thảo

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn