lcp

Bá bệnh


Bá bệnh hay còn gọi là Mật nhân, Hậu phác, Tho nan (Lào), Bá bệnh, Hậu phác nam, Nho nan (Tày), antongsar, antogung sar (Cămpuchia), thuộc họ Thanh thất, với danh pháp khoa học là Simaroubaceae. Trong những năm gần đây, Bá bệnh ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường thực phẩm nước ta. Loại thực phẩm này không chỉ là nguyên liệu dùng để chế nên các món ăn ngon và hấp dẫn mà còn là một vị thuốc Đông y khá độc đáo. Trong y học, Bá bệnh chữa….

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Bá bệnh sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Bá bệnh cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
 

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Mật nhân, Hậu phác, Tho nan (Lào), Bá bệnh, Hậu phác nam, Nho nan (Tày), antongsar, antogung sar (Cămpuchia).
  • Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack.
  • Họ: Thanh thất - Simaroubaceae.
  • Công dụng: dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng, chữa chàm ở trẻ nhỏ, lở ngứa, kinh nguyệt không đều, tăng cường sinh lý.

Mô tả cây Bá bệnh

Cây nhỏ có cành.

Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới.

Hoa và bao hoa phủ đầy lông.

Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Bá bệnh

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia.

Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Bộ phận sử dụng của Bá bệnh

Trừ hoa, tất cả các bộ phận của cây bá bệnh đều được sử dụng làm thuốc. Chúng bao gồm:

  • Thân cây
  • Lớp vỏ bên ngoài của thân cây
  • Rễ
  • Quả

Trong số các bộ phận nói trên thì rễ Bá bệnh được sử dụng phổ biến nhất.

Bá bệnh

Thành phần hóa học

Trong vỏ và gỗ bách bệnh người ta đã chiết được các chất sau:

Các hợp chất quassinoid: eurycomalacton, 6-α-hydroxyeurycomalacton, longilacton, 5, 6-dehydro-eurycomalacton, 14, 15-β-dihydroxyklaineanon, 11-dehydroklaineanon, các quassinoid có tác dụng diệt vi trùng sốt rét Plasmodium falcifarum đã kháng thuốc.

Các hợp chất triterpen loại lirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, episapelin A, melianon và hyspidron.

Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid: eurycoinanol, eurycomanol 2-O-β-D-glucopyranosid và 13β, 18-dihydroeurycomanol.

Các alkaloid loại canthin-6-on được phân lập từ vỏ và gỗ: 9, 10-dimethoxycanthin-6-on, 10-hydroxy-9-methoxy-canthin-6-on, 11 hydroxy-10-methoxy- canthin-6-on, 5, 9-dimethoxycanthin-6-on và 9-methoxy-3 methyl-canthin-5, 6 – dion.

Ngoài ra còn có các alkaloid carbolin.

Từ vỏ cây bách bệnh ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam đã xác định được thành phần hai chất đắng euricomalacton và 2. 6 dimethoxybenzoquinon.

Ngoài ra, còn campestrol, và β-sitosterol.

Bá bệnh

Tác dụng của Bá bệnh

Theo y học cổ truyền

Tính vị 

Tính mát, vị đắng 

Quy kinh

Bá bệnh có thể quy vào kinh can, thận

Theo Đông y, cây bá bệnh có tác dụng thanh giải lý nhiệt, lợi tiểu, lương huyết chuyên chủ trị các chứng: Chàm ở trẻ em, đi tiểu ra máu, đau mỏi lưng, chướng hơi, đầy bụng, ăn lâu tiêu. Ngoài ra, lá còn giúp chữa lở ngứa, quả chữa bệnh lỵ, lá giúp giải rượu và trị giun.

Theo y học hiện đại

Thử nghiệm nuôi cấy in vitro cho thấy cao bá bệnh có thể chống lại ký sinh trùng gây sốt rét

Hàm lượng testosteron trong huyết thanh của độc vật giống đực có sự gia tăng đáng kể sau khi sử dụng chiết xuất từ rễ và thân bá bệnh. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng bá bệnh có thể giúp làm tăng nội tiết tố, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới.

Thử nghiệm thuốc được bào chế từ bá bệnh, xấu hổ và cây trâm bầu trên chuột cống trắng cho thấy nó có tác dụng lợi mật rõ rệt. Đồng thời thuốc còn đẩy nhanh tốc độ tái tạo của các tế bào gan chuột bị tổn thương, làm giảm tác hại của carbon tetraclorid đối với gan của loại động vật này. Khi dùng trên bệnh nhân, thuốc làm giảm bilirubin trong máu.

Liều lượng và cách dùng Bá bệnh

Dùng 4 – 6g thuốc dưới dạng sắc uống hoặc tán bột ngâm rượu, bào chế thành viên hoàn hay phối hợp cùng một số vị dược liệu khác. 

Bài thuốc chữa bệnh từ Bá bệnh

1. Chữa liệt nửa người bên phải, tê lạnh cơ thể

– Thành phần: 

Xấu hổ, đậu chiều, dây trâu cổ và dây đau xương: Mỗi vị 8g

Bách bệnh: 4g

Cây thần sa: 6g

Quả hồ tiêu chín ( phơi khô, bỏ vỏ ngoài, quế chi: 5g

Gừng tươi: 3g

Rễ đinh lăng:10g

– Cách dùng thuốc: Sắc uống, đều đặn dùng mỗi ngày 1 thang.

2. Chữa âm huyết suy kém

– Thành phần:

Cây bá bệnh: 6g

Dây ký sinh: 2g

Đậu đen: 12g

Hà thủ ô đỏ: 10g

Các nguyên liệu khác gồm cây gùi, tang chi, rễ cỏ xước, cây huyết rồng, muống biển: Mỗi vị 8g

– Cách dùng thuốc: Sắc uống tương tự như bài trên

3. Chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, ăn lâu tiêu

– Thành phần:

Cây Bá bệnh: 50g

Củ sả, củ gấu, tiêu lốt: Mỗi vị 50g

Vỏ quýt, thổ hoắc hương, thổ cam thảo, dây mơ, nhân trần, dây rơm, xuyên phác: Mỗi vị 100g

– Cách dùng thuốc:

Các vị trên đem tán thành bột, người lớn uống 12g/ngày, trẻ em dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

4. Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em

– Chuẩn bị:

1 nắm lá bá bệnh

– Cách sử dụng: 

Dùng lá bá bệnh nấu nước tắm rửa ở khu vực bị ảnh hưởng, kết hợp giã nát là cây để đắp lên khu vực cần điều trị cho đến khi da được chữa lành.

5. Chữa tắc kinh, đau bụng kinh

– Thành phần:

15g rễ bá bệnh

– Cách sử dụng:

Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 lần. Liệu trình dùng thuốc trong 7 – 10 ngày liên tục.

6. Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa

– Thành phần: 

Rễ cây bá bệnh: 20g

10 quả chuối sứ khô

1 lít rượu trắng

– Cách sử dụng:

Đem chuối sứ nướng vàng và cho vào bình thủy tinh ngâm với rễ bá bệnh và rượu. Để bình rượu nơi mát mẻ trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi lần uống 30ml x 3 lần/ngày.

7. Bài thuốc cải thiện sinh lý nam từ cây bách bệnh

– Thành phần: 

Bá bệnh: 400mg

Nhân sâm: 50mg

Linh chi: 50g

– Cách sử dụng:

Để chữa yếu sinh lý, bào chế thuốc thành viên nang và dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng Bá bệnh

Phụ nữ mang thai

Người có thể trạng yếu, chẳng hạn như bệnh nhân bị ung thư

Người đang gặp vấn đề về gan, mật, dạ dày

Những trường hợp bị bệnh tim mạch

Trẻ em dưới 10 tuổi

Bệnh nhân đái tháo đường

Người đang gặp vấn đề ở tuyến tiền liệt như: Bị viêm, u hay phì đại tuyến này

Bảo quản Bá bệnh

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Bá bệnh. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Bá bệnh

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn