lcp

Benzocaine


Benzocaine là một loại thuốc gây tê cục bộ dạng ester thường được sử dụng như một loại thuốc giảm đau tại chỗ hoặc trong thuốc giảm ho. Nó là thành phần hoạt tính trong nhiều loại thuốc mỡ gây mê không kê đơn như các sản phẩm trị loét miệng. Nó cũng được kết hợp với antipyrine để tạo thành thuốc nhỏ A / B để giảm đau tai và loại bỏ ráy tai.

Thông tin chung Benzocaine

Tên thường gọi: Benzocaine

Tên khác: Amben ethyl ester, Benzocaina, Benzocainum, Ethyl Aminobenzoate

Công thức: C9H11NO2 

ID CAS: 94-09-7

Khối lượng phân tử: 165,192 g.mol −1

Mã ATC: C05AD03, D04AB04, QN01AX92, N01BA05, R02AD01

Benzocaine

Công thức hóa học của Benzocaine

Chỉ định của Benzocaine

Benzocaine chỉ định trong các trường hợp sau:

Giảm đau hoặc khó chịu do: Kích ứng da nhẹ, đau họng, cháy nắng, kích ứng âm đạo hoặc trực tràng, móng mọc ngược, bệnh trĩ, ong đốt, bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, kích ứng miệng và nướu răng, đau răng, mụn nhọt, viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính.

Ức chế tình trạng xuất tinh sớm khi giao hợp.

Gây tê ngoài da hoặc niêm mạc miệng, mũi, cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng để giảm đau khi cần đưa các dụng cụ y tế vào để thăm khám.

Chống chỉ định Benzocaine

Thuốc Benzocaine chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với benzocaine hoặc các thuốc gây tê cục bộ nhóm caine như procaine, butacaine.

Bệnh nhân có tiền sử hoặc nghi ngờ tăng methaemoglobin trong máu.

Sử dụng đồng thời với các chất ức chế men cholinesterase hoặc thuốc trong nhóm sulfonamide.

Sử dụng trên vùng da rộng, nổi mụn nước, vết thương hở, cháy nắng hoặc nhiễm trùng.

Thận trọng khi dùng Benzocaine

Không sử dụng kéo dài (thường không quá 7 ngày).

Sử dụng Benzocaine có thể che giấu các triệu chứng liên quan đến tình trạng bệnh.

Không vượt quá liều khuyến cáo.

Không sử dụng cho bệnh nhân bị block tim hoàn toàn.

Không nên ăn trong vòng 1 giờ khi sử dụng thuốc Benzocaine trên miệng hoặc nướu.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Phân loại mức độ an toàn của Benzocaine cho phụ nữ có thai là loại C vì vậy chỉ sử dụng khi lợi ích cao hơn nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Chưa rõ Benzocaine có bài tiết qua sữa mẹ hay không nên không sử dụng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp

Chưa có dữ liệu.

Ít gặp

Chưa có dữ liệu.

Hiếm gặp

Chưa có dữ liệu.

Không xác định tần suất

Phản ứng quá mẫn trên da như bỏng rát, châm chích, viêm ngứa, ban đỏ, phát ban và phù nề, viêm da tiếp xúc và methaemoglobin.

Bôi Benzocaine trong miệng hoặc cổ họng có thể gây nhức đầu, lú lẫn, nhịp tim nhanh, choáng váng, khó thở.

Da, môi hoặc móng tay tái nhợt, xanh hoặc xám.

Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Nước tiểu đậm màu, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đau họng, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, đau, sưng đỏ hoặc kích ứng nặng hơn xung quanh miệng.

Liều lượng và cách dùng Benzocaine

Người lớn

Ong đốt, bỏng nhẹ, cháy nắng, vết công trùng cắn: bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 5 – 20 % lên vùng da bị tổn thường mỗi 6 – 8 giờ.

Kích ứng miệng và nướu răng: Bôi gel Benzocaine 10 – 20 % khi cần.

Đau họng: Ngậm 1 viên, lặp lại mỗi 2 giờ, tối đa 2 ngày. Hoặc dùng dạng xịt miệng 4 lần/ngày (phải nhổ thuốc ra sau 1 phút).

Bệnh trĩ: Bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 5 – 20 % vào nơi tổn thương, lặp lại mỗi 4 giờ.

Đau răng: Sử dụng dạng dung dịch Benzocaine 2,5 – 20 % khi cần.

Mụn nhọt: bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 20 % vào nơi bị mụn nhọt, lặp lại mỗi 12 giờ.

Xuất tinh sớm: Sử dụng dạng gel Benzocaine 7,5 %, bôi một lượng nhỏ vào dương vật khoảng 15 – 20 phút trước khi quan hệ tình dục, rửa sạch sau khi quan hệ.

Viêm tai giữa, viêm tai ngoài cấp tính: Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch 20%, sau đó nhét bông vào tai để tránh dung dịch chảy ra ngoài. Lặp lại liều sau mỗi 1 – 2 giờ nếu cần.

Trẻ em

Đau khi mọc răng: Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Trẻ em trên 4 tuổi bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 7,5 – 10 % vào vùng nướu bị đau, lặp lại mỗi 6 giờ.

Ong đốt, mụn nhọt, bỏng nhẹ, cháy nắng, vết côn trùng cắn, kích ứng miệng và nướu răng: Chỉ dùng cho trẻ em trên 2 tuổi, liều lượng giống người lớn.

Kích ứng miệng và nướu răng: Chỉ dùng cho trẻ em trên 2 tuổi, liều như liều người lớn.

Đau họng: Chỉ dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều như liều người lớn.

Bệnh trĩ: Chỉ dùng cho trẻ em trên 12 tuổi, liều như liều người lớn.

Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều và độc tính

Sử dụng quá liều có thể xuất hiện hội chứng nhiễm độc toàn thân như giảm chức năng tim mạch, giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương, ngừng tim, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, loạn nhịp, ngất và co giật. Quá liều còn có thể gây methaemoglobin máu dẫn đến suy hô hấp và tím tái.

Cách xử lý khi quá liều

Nên điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ như duy trì đường thở, kiểm soát cơn co giật và ổn định huyết động. Nếu bệnh nhân bị tăng methaemoglobin máu, cần điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch xanh methylene.

Tương tác với các thuốc khác

Sulfonamide: Benzocaine được chuyển hóa thành acid para-aminobenzoic và có thể đối kháng với tác dụng của sulfonamide.

Thuốc ức chế men cholinesterase: Thuốc ức chế men cholinesterase ức chế sự chuyển hóa của Benzocaine.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Dược lý

Dược lực học

Benzocaine là chất gây tê cục bộ cấu trúc ester.

Benzocaine có tác dụng ức chế thuận nghịch sự khử cực của màng tế bào thần kinh và sự trao đổi ion, dẫn đến ngăn cản quá trình khử cực màng tế bào và làm nghẽn sự truyền xung động thần kinh cảm giác gần vị trí bôi thuốc.

Dược động học

Hấp thu

Benzocaine có thể hấp thu nhanh chóng qua màng nhầy và vùng da bị tổn thuơng.

Phân bố

Benzocaine liên kết với cả albumin huyết thanh và alpha-1-acid glycoprotein.

Chuyển hóa

Benzocaine có thể bị chuyển hoá qua 3 phản ứng: (1) thủy phân ester tạo thành acid 4-aminobenzoic, (2) acetyl hóa tạo thành acetylbenzocaine, (3) N-hydroxyl hóa tạo thành benzocain hydroxide. Sau đó Acid 4-aminobenzoic bị acetyl hóa tạo thành acid 4-acetaminobenzoic. Ngoài ra acid 4-acetaminobenzoic cũng là sản phẩm của phản ứng thuỷ phân ester acetylbenzocaine.

Thải trừ

Benzocaine được thải trừ qua nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa.

Nguồn tham khảo

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Benzocaine 
  • https://nhathuoclongchau.com/thanh-phan/benzocaine 
Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Benzocaine

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Benzocaine

XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn