lcp

Bông Cải


Bông cải không chỉ là một thực phẩm quen thuộc và ngon miệng mà còn mang lại nhiều giá trị sức khỏe tuyệt vời như ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa, tốt cho tim mạch… Cùng tìm hiểu về lợi ích và cách chế biến bông cải đúng cách trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của bông cải

Bông cải là một loại rau xanh thuộc họ rau cải, loài Brassica oleracea, cùng gia đình với cải xoăn và súp lơ, có hình dáng giống một cái cây thu nhỏ. 

Họ bông cải được chia thành 3 loại

  • Bông cải xanh (Súp lơ xanh Calabrese)
  • Rau mầm bông cải xanh
  • Súp lơ tím
Bông Cải

Bông cải xanh là loại rau cung cấp chất dinh dưỡng với đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải chủ yếu bao gồm nước (chiếm khoảng 90%), carbohydrates (chiếm khoảng 7%), protein (chiếm khoảng 3%) và rất ít chất béo.

Trong 91g súp lơ tươi chứa: 89% nước, 31 calo, 2.5g đạm, 2.4g chất xơ, 0.4g chất béo, 135% RDI Vitamin C, 11% RDI vitamin A, 116% RDI Vitamin K, 14% RDI Vitamin B9, 8% RDI Kali, 6% RDI Photpho, 3% RDI Selen.

Lợi ích sức khỏe của bông cải

Bông cải chứa nhiều tiền chất chống oxy hóa

Bông cải xanh chứa nhiều glucoraphanin - một hợp chất có thể chuyển hóa thành sulforaphane, một chất chống oxy hóa mạnh có lợi cho sức khỏe con người. Chất chống oxy hóa này giúp ức chế hoặc vô hiệu hóa các phân tử tự do gây tổn thương tế bào, giảm viêm và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, bông cải còn chứa lutein và zeaxanthin - các chất chống oxy hóa khác có thể ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tế bào trong mắt. 

Bông Cải

Làm chậm quá trình lão hóa

Một trong những nguyên nhân gây lão hóa là do stress oxy hóa và giảm chức năng trao đổi chất. Dù đây là điều không thể tránh khỏi nhưng chế độ ăn uống được coi là một yếu tố quan trọng giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác. 

Sulforaphane, một hợp chất hoạt tính sinh học có trong bông cải xanh, đã được chứng minh có khả năng làm chậm quá trình lão hóa bằng cơ chế tăng hiệu quả của các gen chống oxy hóa. Chất này cũng có công dụng hỗ trợ chức năng não sau khi bị giảm oxy lên não.

Một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy việc điều trị bằng kaempferol - một hợp chất trong súp lơ - giúp giảm tỷ lệ tổn thương não và giảm viêm mô thần kinh sau đột quỵ. 

Tốt cho huyết áp và thận

Ngoài khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, Sulforaphane trong bông cải cũng giúp cải thiện đáng kể huyết áp và chức năng thận.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính của LDL tăng cao là những yếu tố gây nguy cơ bệnh tim. Bông cải xanh có thể giúp cải thiện những vấn đề này.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung súp lơ vào chế độ ăn của người bệnh giúp giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol, đồng thời tăng nồng độ HDL cholesterol.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong bông cải xanh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đau tim tổng thể, còn có Lutein giúp ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch.

Kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường

Chất chống oxy hóa của bông cải giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn cho người mắc bệnh tiểu đường. Sulforaphane có khả năng kích thích sản xuất enzyme bảo vệ mạch máu và giảm đến 73% số lượng các phân tử gây tổn thương tế bào (ROS).

Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 ăn bông cải xanh hàng ngày trong 1 tháng, kết quả giảm đáng kể tình trạng kháng insulin. Ăn súp lơ cũng giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ đối với những người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bông cải xanh có lượng chất xơ tương đối cao, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu xuống thấp hơn.

Bông Cải

Ngăn ngừa thoái hóa khớp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sulforaphane - một hợp chất sulfur có trong súp lơ, có khả năng ngăn chặn hoạt động của các enzyme phá hủy và làm giảm tổn thương sụn. Chính vì vậy, bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn uống là cách giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Bông cải cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho xương, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương. Trong đó, vitamin K và canxi là hai chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì xương chắc khỏe. Bông cải xanh cũng chứa phốt pho, kẽm, vitamin A và C, các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương khớp. 

Giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh ung thư

Sulforaphane trong bông cải được chứng minh là có tác dụng tiêu diệt tế bào gốc ung thư và tăng hoạt động enzym tế bào bảo vệ chống lại các tổn thương từ các hóa chất trị liệu. Ngoài ra, sulforaphane còn có khả năng bình thường hóa quá trình methyl hóa DNA, một quá trình quan trọng trong sự phát triển của nhiều loại ung thư. 

Các loại rau thuộc họ cải, như súp lơ, chứa nhiều hợp chất sinh học hoạt tính khác nhau, có thể giảm tổn thương tế bào do một số bệnh mãn tính gây ra. Ăn bông cải xanh thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và phòng chống  hiệu quả một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư thận và ung thư bàng quang.

Tốt cho da

Bông cải là một loại rau có rất nhiều lợi ích với làn da nhờ vào sự hiện diện của các carotenoid lutein và zeaxanthin. Chúng giúp phục hồi các tổn thương trên da và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, bông cải còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kali, canxi, protein và vitamin C, giúp làn da trở nên khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Những lưu ý để chế biến bông cải đúng cách

Súp lơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với sức khỏe, nhưng có một vài lưu ý khi chế biến thực phẩm này để đảm bảo giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng:

Thời điểm bông cải tươi ngon nhất

Súp lơ đúng mùa sẽ đảm bảo độ tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng. Bông cải xanh ngon nhất rơi vào khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10, còn bông cải trắng là vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.

Không nên chế biến bông cải ở nhiệt độ cao

Theo các chuyên gia, việc chế biến súp lơ ở nhiệt độ quá cao và nấu quá kỹ sẽ làm giảm hoặc mất hết tác dụng của các thành phần vitamin hay các nhóm chất ngăn ngừa ung thư.

Bông Cải

Người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều súp lơ

Do có chứa nhiều chất xơ nên ăn nhiều bông cải xanh có thể gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống. Vì vậy với người đau dạ dày nên nấu chín súp lơ trước khi ăn hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm khác như khoai lang, cà rốt...

Người bị bệnh gout không nên ăn bông cải

Súp lơ chứa hàm lượng purin khá cao, có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến bệnh gout. Nếu đang mắc bệnh này, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng súp lơ để tránh các tác dụng không mong muốn.

Bông cải là một loại rau giàu chất dinh dưỡng, có nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm chống oxy hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch và tăng cường sức khỏe của tim. Vì vậy bổ sung súp lơ vào chế độ ăn uống sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên trên thực tế, không có bất kỳ loại thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Để duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt, cần có một chế độ ăn đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm.

Dược sĩ

Dược sĩ Võ Văn Việt

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Võ Văn Việt đã có hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, chuyên môn tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, cung cấp thông tin về dược phẩm, sức khỏe cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng thuốc đạt chất lượng đến tay người bệnh.

Sản phẩm có thành phần Bông cải

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn