lcp

Bột mì là gì? 6 loại bột mì làm bánh thông dụng hiện nay


Nhắc đến bột làm bánh, bột trong nấu ăn thì nhiều người sẽ nhớ ngay đến bột mì. Vậy bột mì là gì? Cùng tìm hiểu với Medigo về công dụng chính của loại bột này, cách chọn được loại bột phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.

1 Bột mì là gì? Giá trị dinh dưỡng

1.1 Bột mì là gì?

Bột mì là một loại bột phổ biến và được sử dụng rộng rãi để làm các loại bánh và trong quá trình nấu ăn. 

Bột mì, hay còn gọi là bột lúa mì, là sản phẩm được sản xuất từ việc xay nghiền lúa mì và thường là thành phần chủ yếu trong quá trình làm bánh mì. Tỷ trọng sản xuất bột mì trên Thế Giới cao hơn so với các loại bột khác. Quá trình sản xuất bột mì bắt đầu bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Trong quá trình này, vỏ cám và phôi được loại bỏ, và phần nội nhũ của hạt lúa mì được xay nhỏ thành bột mịn (gọi là bột mì). 

Ngoài ra, để đáp ứng mục đích công nghệ khác, bột mì còn có thể được bổ sung thêm các thành phần như:

  • Các sản phẩm có hoạt tính enzym từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hoặc hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hoặc bột đậu khác có chất lượng thực phẩm phù hợp.
  • Các chất dinh dưỡng, như việc thêm vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc biệt, nhưng phải tuân thủ pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nơi tiêu thụ sản phẩm.

1.2 Giá trị dinh dưỡng của bột mì

Trong bột mì chứa các chất với hàm lượng dinh dưỡng khá dồi dào, cụ thể như:

  • Nước: khoảng 14-15%
  • Protein: khoảng 13-15%
  • Chất béo: khoảng 2,3-2,8
  • Tinh bột: khoảng 65-68
  • Đường trước chuyển hóa: khoảng 0,1-0,15
  • Đường sau chuyển hóa: khoảng 2,5-3,0
  • Xenluloza: khoảng 2,5-3,0
  • Pentoza: khoảng 8-9
  • Tro: khoảng 1,8-2,0
  • Một số chất khác: dextrin, muối khoáng, men…

2. Công dụng của bột mì trong nấu ăn

Bột mì không chỉ được dùng để làm bánh mà còn rất nhiều công dụng khác trong nấu ăn bao gồm:

  • Là chất kết dính trong các loại thực phẩm chế biến: Bột mì ngoài có khả năng kết dính các thành phần trong một món ăn lại với nhau, giúp cho món ăn có kết cấu tốt hơn.
  • Làm sệt, làm đặc các loại nước thịt, nước súp: Bột mì sẽ có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một chất gel. Từ đó giúp cho các loại nước thịt, nước súp đặc và sệt hơn.
  • Tạo độ đục cho nhân bánh và làm đặc nhân bánh dạng kem: Bột mì ngoài có khả năng làm đặc và tạo độ đục cho nhân bánh, giúp cho bánh có cấu trúc tốt hơn và hấp dẫn hơn.
  • Tạo độ bóng cho các loại hạt: Bột mì ngoài có khả năng bám dính vào các loại hạt, tạo ra một lớp mỏng bóng trên bề mặt, giúp cho hạt trông sáng và hấp dẫn hơn.
  • Làm chất tạo gel cho kẹo gum hay là chất làm bền bọt trong kẹo dẻo: Bột mì ngoài có khả năng tạo thành chất gel, được sử dụng để làm kẹo gum hoặc để làm bền bọt trong kẹo dẻo.
  • Là chất ổn định trong các loại đồ uống: Bột mì ngoài được sử dụng để làm chất ổn định trong các loại đồ uống, giúp cho đồ uống không bị phân tách hoặc lắng đọng.

3. Công dụng của bột mì đối với sức khỏe

Khi sử dụng bột mì, người dùng cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, như là:

Bột mì tốt cho tim mạch

Bột mì nguyên chất rất tốt cho tim mạch và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh bệnh tim. Theo nghiên cứu của Tây Ban Nha, 20.000 người đã tiêu thụ nhiều loại ngũ cốc và carbohydrate khác, và những người ăn nhiều bột mì nguyên chất có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đến 47%. Một nghiên cứu khác cho thấy dùng ba phần một gram bột mì nguyên chất mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 22%.

Làm đẹp cho làn da

Bột mì nguyên chất là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho da. Bột mì nguyên chất chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, góp phần mang lại cho da một diện mạo khỏe mạnh và xinh đẹp hơn.

Selen trong ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên chất, giúp nuôi dưỡng da sâu và bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím.

Giúp nuôi dưỡng tóc

Bột mì nguyên chất có chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp tóc bóng mượt vì có hàm lượng kẽm cao. 

Khoáng chất này còn giúp bảo vệ tóc khỏi tác hại của các yếu tố thời tiết như nắng, gió và mưa, đồng thời giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tóc khỏi hư hại do các yếu tố liên quan đến sức khỏe.

Tốt cho mắt và thị lực

Trong bột mì có chứa vitamin E, niacin và kẽm rất tốt cho mắt. Các thành phần này sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. 

Bên cạnh đó còn giúp làm chậm tiến trình mất thị lực, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.

4 Phân biệt các loại bột mì

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bột mì khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn cần phân biệt và lựa chọn cho mình loại bột phù hợp nhất.

Bột mì đa dụng (bột mì thường/all purpose flour)

Bột mì đa dụng hay còn gọi là bột mì thường/all purpose flour. Đây là loại bột hứa protein gluten cao, khoảnh 12,5% - 14% và không chứa men. 

Bột mì đa dụng là loại bột phù hợp để làm nhiều loại bánh, nhưng ngon nhất vẫn là bánh mì, bánh pizza và một số loại bánh cookie cứng. 

Bột mì số 8

Bột mì số 8 là loại bột được dùng để làm các loại bánh. Loại bột này được trộn từ lúa mì cứng và lúa mì mềm – không chứa thành phần bột nổi, với độ ẩm cao với hàm lượng protein từ 8 – 9%.

Loại bột mì số 8 này phù hợp để làm nhiều loại bánh khác nhau bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh bao, bánh pizza....

Bột mì số 11 (bột mì cứng/bột bánh mì/bread flour)

Bột mì số 11 (bread flour) là loại bột mì cứng thường được sử dụng để làm bánh mì, nhất là bánh mì giòn. 

Bột mì số 11 có hàm lượng gluten cao hơn so với bột mì đa dụng (all-purpose flour), giúp tạo ra cấu trúc đàn hồi, sợi bánh mì chắc và mịn hơn. 

Cake flour

Cake flour là loại bột mì được sử dụng chủ yếu để làm bánh bông lan, cupcakes và các loại bánh mềm mịn khác. 

Cake flour thường có hàm lượng protein từ 6-8%, thấp hơn so với bột mì đa dụng, giúp tạo ra bánh mềm mịn hơn.

Self-raising flour

Self-raising flour là loại bột được trộn sẵn với bột nở (baking powder) và muối, thường theo tỷ lệ: 110g bột mì đa dụng, 3g bột nở, 1g muối. 

Bột này thường được sử dụng để làm các loại bánh nướng, bánh quy và nhiều loại bánh xốp, có tác dụng tiết kiệm thời gian pha trộn bột bánh.

High – gluten flour

High-gluten flour là loại bột mì có hàm lượng gluten cao, thông thường là từ 11% đến 14%. Bột này được sử dụng chủ yếu làm bánh mì có vỏ cứng, giòn và đàn hồi hơn, ví dụ như bagel hay đế bánh pizza.

Pastry Flour

Pastry Flour là có hàm lượng protein thấp trong các loại bột mì, chỉ cao hơn hàm lượng protein của bột mì số 8.

Bên cạnh việc dùng Pastry Flour để làm bánh, bột này còn được dùng như một loại bột tẩm, bột chiên giòn. Giúp cho các món ăn như khoai tây chiên, cá viên chiên,... có phần vỏ vỏ giòn tan hấp dẫn.

5 Những món ăn làm từ bột mì và trứng

Bạn hoàn toàn có thể tự mua bột mì, trứng và những nguyên liệu, dụng cụ có sẵn tại nhà để tạo nên những món ăn ngon và dễ làm như: 

  • Bánh bột mì chiên đơn giản, dễ thực hiện và rất dễ ăn
  • Bánh bông lan ngọt, bánh bông lan trứng muối… là những món bạn có thể tự làm tại nhà với một chút khéo léo và tỉ mỉ
  • Bánh rán Doremon rất phù hợp với những ai thích bánh béo mềm với nhân đậu đỏ, pate… tùy thích
  • Bánh gối với nhân thịt, rau của và trứng cút sẽ là món ăn vặt ngon cho mùa hè này.

Bột mì là thực phẩm phổ biến, tốt cho sức khỏe đã và đang được sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng các thông tin trên mà Medigo tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại sẽ hữu ích với bạn.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn