lcp

Bột Talc: Ứng dụng như thế nào trong mỹ phẩm & dược phẩm


Bột Talc là một khoáng chất silicat tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá trong vỏ Trái đất và tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silic và oxy. Bột Talc có dạng bột màu trắng, mềm mịn, không mùi và đặc biệt không gây bất kỳ phản ứng gì khi sử dụng trực tiếp lên da. Trong dược phẩm, talc là một tá dược lý tưởng, được sử dụng làm chất tạo keo, chất bôi trơn và chất pha loãng. Các nhà sản xuất xà phòng cũng sử dụng bột talc để tăng cường hiệu quả chăm sóc da. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Bột Talc và công dụng của bột talc trong bài viết này.

bột talc

Bột Talc là chất gì?

bột talc là gì

Bột Talc có dạng bột mịn thường có màu trắng và không mùi

Bột Talc là khoáng chất có dạng bột mịn màu trắng, xám hoặc xanh không có mùi. Bột Talc có công thức hóa học là Mg3Si4O10(OH)2. Chất này được tạo thành từ 3 nguyên tố là: oxy, magie và silicon. Bột Talc không thể hòa tan trong nước và khó hòa tan trong các dung dịch axit loãng.

Bột Talc có khả năng thấm hút và giảm ma sát tốt, bởi vậy nó thường được sử dụng trong mỹ phẩm, y dược hay sản xuất công nghiệp như: sơn, in ấn, cao su, nhựa,...

Quy trình sản xuất bột Talc như thế nào?

quy trình sản xuất bột talc

Bột Talc được khai thác từ tự nhiên

Bột Talc chính là một loại muối hydropoly silicate có sẵn trong tự nhiên và được tìm thấy phổ biến ở các nước: Mỹ, Pháp, Úc, Ý, Trung Quốc và Ấn Độ. Nguồn gốc xuất xứ của loại bột này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tinh khiết của nó.

Bột Talc sau khi được khai thác từ tự nhiên sẽ được đem nghiền thành bột, sau đó chuyển đến chu trình tuyển nổi để loại bỏ các tạp chất không cần thiết như: sắt oxdie, tremolite, dolomite, carbon, các muối của magie và carbonate.

Công đoạn tiếp theo, bột được đem đi nghiền cho mịn và xử lý với HCl dạng dung dịch loãng. Cuối cùng, chúng sẽ được rửa lại với nước rồi đem đi làm khô. Quy trình sản xuất sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi một chút thành phần cũng như tính chất lý hóa của sản phẩm.

Bột Talc trong mỹ phẩm có tác dụng gì?

bột talc trong mỹ phẩm

Bột Talc có thể làm thành phần trong các loại phấn phủ

Trong mỹ phẩm, bột Talc được sử dụng như một loại hóa chất làm nền trong các sản phẩm như: phấn mắt, mascara, phấn phủ, son môi, lăn khử mùi,... Loại bột này trong các dòng mỹ phẩm có tác dụng:

  • Hút ẩm 
  • Hạn chế tình trạng vón cục
  • Tăng công dụng che phủ cho các dòng mỹ phẩm trang điểm
  • Cải thiện cảm giác khi sử dụng sản phẩm

Bột Talc trong dược phẩm

công dụng bột talc trong dược phẩm

Bột Talc thường được dùng như một loại tá dược trong dược liệu

Bột Talc y tế có tác dụng gì? Loại bột này thường được sử dụng như một tá dược có công dụng làm chất độn trong các loại thuốc dạng rắn. Nó còn được sử dụng như một chất điều hòa sự nóng chảy cho các dược liệu. Bột Talc cũng có công dụng làm chậm sự giải phóng bởi vậy nó thường được dùng để sản xuất các dòng thuốc dạng viên nén hoặc viên nang.

Bên cạnh đó, bột Talc cũng được sử dụng để làm chất hấp phụ để hút ẩm cho các thành phần khác có trong các loại thuốc dạng bột. 

Sử dụng mỹ phẩm chứa bột Talc có an toàn không?

Sau khi đã nắm được bột Talc có những công dụng gì? thì bột Talc có hại không? cũng là điều cần được giải đáp.

sửa dụng bột talc có an toàn không

Sử dụng mỹ phẩm chứa bột Talc có an toàn không?

Hiện nay, loại bột này được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm như phấn phủ, phấn rôm và một số dòng son môi. Một số thông tin chỉ ra rằng, bột Talc có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe của người sử dụng, thậm chí là gây bệnh ung thư.

Nhiều loại bột Talc ở dạng tự nhiên có chứa amiăng, đây là chất đặc biệt nguy hiểm và có thể gây ra bệnh ung thư nếu hít phải hoặc là uống trong thời gian dài. Tuy nhiên, các loại bột Talc sau khi được xử lý sẽ không còn chứa chất amiăng này nữa, Do đó, chúng sẽ là an toàn và không nên các gây bệnh ung thư khi sử dụng.

Bột Talc ở dạng tự nhiên có chứa chất amiăng có thể gây nên các bệnh ung thư sau:

  • Ung thư buồng trứng: chất gây ung thư amiăng có thể đi qua âm đạo nếu bột Talc có chứa chất này rơi vào băng vệ sinh, màng ngăn hay bao cao su. Điều này sẽ khiến chất amiăng có thể thâm nhập được vào tử cung, ống dẫn trứng, đi vào buồng trứng và gây nên bệnh ung thư.
  • Ung thư phổi: chất amiăng có khả năng gây nên bệnh ung thư phổi và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Những người thường xuyên làm việc dưới lòng đất có thể dễ tiếp xúc với loại hóa chất gây hại này.

Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ là thí nghiệm và vẫn chưa có kết quả chính xác về những tác hại của bột Talc có thể gây ra.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng bột Talc

bột talc có hại không

Có một số điều cần lưu ý khi sử dụng bột Talc

Hiện nay, với trình độ khoa học và công nghệ phát triển, bột Talc đã được khai thác và sản xuất theo chu trình giúp đảm bảo sự an toàn của nó đối với con người. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn cũng cần lưu ý một số các vấn đề sau đây khi sử dụng loại bột:

  • Dùng đồ bảo hộ, kính mắt, bao tay và khẩu trang đầy đủ trước khi tiếp xúc trực tiếp với loại hóa chất này.
  • Tuyệt đối không dùng bột Talc để bôi lên bộ phận sinh dục hoặc các vùng da để tránh gây tổn thương.
  • Không được hít trực tiếp chất này vào mũi hoặc miệng sẽ dễ gây ngộ độc và mắc một số các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm chứa thành phần này có nguồn gốc rõ ràng và độ uy tín cao.

Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các Bác Sĩ Medigo về bột Talc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về những công dụng cũng như tác hại mà thành phần có thể mang đến đối với sức khỏe con người.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn