lcp

Bưởi


Bưởi là một loại thảo dược quen thuộc thuộc họ Cam (Rutaceae) với danh pháp khoa học là Citrus grandis. Trong y học, vỏ quả bưởi dùng trị đờm, đau bụng do lách to; trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi

Mặc dù là một loại trái cây quen thuộc, là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Bưởi sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Bưởi cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Bưởi

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Bưởi.
  • Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeek
  • Họ:  họ Cam - Rutaceae
  • Công dụng: trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị, suy mật, cầm máu, cất tinh dầu thơm.

Mô tả cây Bưởi

Cây to cao 5-10 m, chồi non có lông mềm, cành có gai nhỏ dài đến 7 cm. Lá rộng, hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá, cuống lá có cánh rộng. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. 

Quả to có dạng hình quả lê hay tròn, đường kính 10-30 cm, ruột màu vàng nhạt hay hồng tùy loại. Cây ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8-11.

Bưởi

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á.

Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh).

Thu hoạch: Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm

Chế biến: khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín

Bộ phận sử dụng của Bưởi

Lá, vỏ quả, hoa và hạt.

Bưởi

Thành phần hóa học

Vỏ quả ngoài chứa coumarin, caroten và 0,8-1% tinh dầu (chủ yếu là d-limonen). Vỏ quả giữa rất giàu naringin (1,8-6%), một flavanon có vị rất đắng. Ngoài ra còn chứa pectin (20-30%) và một ít limonin. 

Hạt chứa nhiều limonin, vỏ hạt chứa nhiều pectin. Dịch quả gồm: glucid, lipid, các chất khoáng (Ca, P, K) và các vitamin (C, B, B2, PP)

Tác dụng của Bưởi

Theo y học cổ truyền

Vỏ có vị đắng cay, tác dụng thông lợi, trừ đờm táo thấp, hòa huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng.dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị

Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn.

Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi

Theo y học hiện đại

Naringin có tác dụng trị loét dạ dày, làm bền thành mạch, hạ huyết áp, chống đông máu. Được dùng để chữa các chứng rối loạn tuần hoàn mao mạch – tĩnh mạch, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và bệnh đau dạ dày. Dịch quả được dùng để chữa chứng thiếu Vitamin C

Liều lượng và cách dùng Bưởi

Lá tươi 50 – 100g

Vỏ quả khô 12 – 16g/ngày

Múi bưởi tươi 100 – 200g/ngày

Bài thuốc chữa bệnh từ Bưởi

  • Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
  • Phụ nữ có thai hay nôn ọe: Bưởi 5-8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.
  • Ho nhiều đờm: Múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thỉnh thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng.
  • Họng ngứa, ho, đờm loãng máu trắng: Bưởi đào 10g, trộn với đường và nước, ép lấy nước, thay nước chè.
  • Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g, vỏ quýt sao thơm 12g, gừng tươi 3 lát. Tất cả sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm 2 lần uống nóng trong ngày.
  • Người già ho lâu ngày: Cùi bưởi và đường phèn đun chín, mỗi ngày uống 50-100g.
  • Ho khan: Vỏ bưởi nghiền thành bột, đun nóng với ngư tinh (bán ở các hiệu thuốc bắc), ngày uống 4 lần, mỗi lần 3-6g.

Lưu ý khi sử dụng Bưởi

Không ăn bưởi khi đói

Vì có những tương tác thuốc diễn ra khi ăn bưởi và uống thuốc nên nếu bệnh nhân đang điều trị với bất cứ loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bảo quản Bưởi

Bảo quản nơi khô thoáng

Bưởi với nhiều công dụng tuyệt vời như trên nên nó được xem là một vị thuốc quý.Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây bưởi. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng với chuyên môn sâu về cung cấp thông tin thuốc qua các bài viết chuyên môn, cập nhật các thông tin dược phẩm, các loại thuốc đang lưu hành, đảm bảo cung ứng thuốc đúng chất lượng, đúng giá.

Sản phẩm có thành phần Bưởi

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn