lcp

Cà chua


Cà chua hay còn gọi là Cà tàu, Mác chẻ,... thuộc họ Cà với danh pháp khoa học là Lycopersicum esculentum. Trong y học, cà chua có chứa chất chống oxy hóa lycopene, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ ung thư và mắc bệnh tim. Chúng cũng là một nguồn cung cấp Vitamin C, folate, kali và vitamin K

Cà chua là loại quả bình dân, xuất hiện trong hầu hết mọi bữa cơm của mọi gia đình. Tuy nhiên, việc dùng Cà chua sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cam thảo bắc cũng như tác dụng, cách dùng, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Cà chua

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Cà chua, Cà tàu, Mác chẻ.
  • Tên khoa học: Solanaceae (Cà).
  • Họ: họ Solanaceae (Cà)
  • Công dụng: Thuốc bổ, sáng mắt, dễ tiêu, lọc máu, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.

Mô tả cây Cà chua

Cây thảo, sống theo mùa. Thân tròn, phân cành nhiều. Lá có cuống dài, phiến lá xẻ lông chim, số lượng thùy không ổn định, thường có răng cưa.

Hoa hợp thành những xim thưa ở nách lá, cuống hoa phủ lông cứng. Đài 3-6 thùy hình mũi mác không dài hơn đài, mặt phủ lông. Nhị 5-6, bao phấn dính thành 1 ống bao quanh nhụy, thuôn dần ở đỉnh, mở bằng những kẽ nứt dọc ngắn.

Bầu có 3 hoặc nhiều ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Qủa mọng có 3 ô. Hat dẹt, hình thận. Do một quá trình trồng trọt lâu đời, nên cây cà chua có nhiều biến đổi về hình thái, số lượng các thùy của đài, tràng, bộ nhị có khi 5,6,7 có khi 8. Số lượng lá noãn cũng tăng lên nhiều.

Mùa hoa quả: mùa đông và mùa xuân

Cà chua
Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Vốn nguồn gốc ở Châu Mỹ, hiện nay cà chua được trồng ở hầu hết các châu làm thức ăn. Trên thế giới sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm. Ngoài những giống cà chua nói trên, một số nơi trồng một loại cà chua nhỏ, hình cầu.

Thu hoạch, chế biến: Người ta trồng chủ yếu lấy quả để ăn. Lá dùng làm thuốc và là nguyên liệu chiết tomanin.

Bộ phận sử dụng của Cà chua

Quả - Fructus Lycopersici

Cà chua

Thành phần hóa học

Lá cà chua chứa nhiều gluco-ancaloit, trong đó tomanin chiếm thành phần chủ yếu. Tomatin thực tế là hỗn hợp của nhiều chất gần nhau, trong đó tomatin a chiếm chủ yếu. Tomatin thủy phân cho 2 phân tử 73 glucoza, 1 galactoza, 1 xyloza và tomatidin. Tomatidin là một genin thuộc nhóm các spirosolanot, đồng phân lập thể của soladulcidin. Một số loài cà chua có hàm lượng tomatin lên tới 5%

Quả cà chua chứa axit hữu cơ trong đó axit tactric, xitric, succinic và malic chiếm chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng, cà chua chứa 77% nước, 0,6% protit, 4% gluxit (saccaroza, pectin) 0,7% xenluloza, 0,4% tro. Muối khoáng gồm 11,4mg% canxi, 24,7mg% P, 1,3mg% Fe, các vitamin gồm 1,9mg% caroten, 0,06mg% vitamin B1, 0,04mg% vitamin B 2, 0,5mg% vitamin PP và 38mg% vitamin C, vitamin P, vitamin K. Ngoài ra còn lycopen, xanthophyle và quexcitrozit

Tác dụng của Cà chua

Theo y học cổ truyền

Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư acid, lợi tiểu.

Theo y học hiện đại

Lycopen được chứng mình có thể bảo vệ cơ thế chống lại quá trình oxi hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh. Uống nước sốt cà chua xay nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tiêu thụ cà chua còn giúp mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu đường tuyp 2.

Liều lượng và cách dùng Cà chua

Đối với người lớn: dùng tối đa 200g – 300g cà chua chín/ngày 

Đối với trẻ em: dùng khoảng 50g – 100g cà chua/ngày

Bài thuốc chữa bệnh từ Cà chua

Giúp điều trị tăng huyết áp 

Lấy 1 hoặc 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành lát mỏng, có thể trộn thêm chút đường, ăn vào lúc sáng sớm chưa ăn uống gì. 

Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da 

Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Cho cà chua, táo tây và bắp cải vào máy ép lấy nước. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.

Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng 

Trộn đều 150 ml nước ép cà chua với 15ml nước ép sơn tra (táo mèo), ngày uống 2- 3 lần.

Hỗ trợ chữa viêm gan mãn tính 

Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, ướp gia vị vừa ăn. Xào chung cà chua với thịt bò, ăn hằng ngày với cơm. Món này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tăng cường chức năng tiêu hóa, 

Chữa cao huyết áp 

Dùng máy ép 1kg cà chua, rồi hòa với 100g đường trắng. Sau đó, đun sôi một lát, để nguội, chia vài lần uống trong ngày. Thức uống này vừa có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp vừa giúp thanh lọc cơ thể.

Chữa bệnh đái tháo đường, giúp giảm cân 

Cà chua 150g, dứa 150g, nước ép chanh 15ml. Cà chua và dứa rửa sạch, nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó ép cà chua và dứa lấy nước rồi hòa với nước ép chanh. Chia uống vài lần trong ngày..

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch 

Cà chua 500g, rau cần 250g, chanh 80g. Cà chua và rau cần rửa sạch, thái miếng; sau đó ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hoà đều, chia uống nhiều lần trong ngày. 

Chống chảy máu chân răng, nhiệt miệng 

Cà chua 200g, mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng. Mía róc vỏ, chặt nhỏ. Sau đó ép chung lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. 

Lưu ý khi sử dụng Cà chua

Người bị sỏi mật, bệnh gout không nên ăn nhiều cà chua

 Không ăn cà chua trong khi đói

Bảo quản Cà chua

Bảo quản nơi khô thoáng

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cà chua. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cà chua

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cà chua

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn