lcp

Cà dại hoa tím


Cà dại hoa tím hay còn gọi là Cà hoang gai, Cà ấn,... thuộc họ Cà với danh pháp khoa học là Solanum violaceum. Trong y học, cam thảo có tác dụng chữa đau răng, làm thuốc chống nôn, phong tê thấp, chữa sưng amidal, đau răng, đau dạ dày.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Cà dại hoa tím sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cà dại hoa tím cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

cà dại hoa tím

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cà dại hoa tím, Cà hoang gai, Cà ấn.
  • Tên khoa học: Solanum violaceum Ortega.
  • Họ:  họ Solanaceae (Cà)
  • Công dụng: Saponin trong cam thảo có tác dụng giảm ho, long đờm, tác dụng chống loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin, chống viêm và chống dị ứng. Thành phần flavonoid của cam thảo có tác dụng kháng Helicobacter pylori trên thực nghiệm.

Mô tả cây Cà dại hoa tím

Cà dại hoa tím là một loại cây nhỏ nhỏ, mọc đứng. Đặc điểm nhận diện của cây như sau:

  • Thân cây: Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 0,6 – 1,3 mét, phân nhiều cành nhỏ. Bên ngoài thân và cành đều có gai và được bao phủ một lớp lông tơ mịn hình sao.
  • Lá: Các lá của cây cà dại hoa tím mọc so le. Mặt trên lá màu xanh đậm, trong khi đó mặt dưới lá màu trắng nhạt và được bao phủ nhiều lông. Lá có phiến dài từ 5 – 7cm, bề rộng lá cỡ 2,5 – 5cm, xẻ 3- 4 thùy. Cuống lá dài khoảng 1,5 cm và cũng phủ nhiều lông. Một điểm đặc biệt là cả hai mặt lá đều chứa gai mọc rải rác theo đường gân.
  • Hoa: Các bông mọc thành chùm đâm ra từ kẽ lá. Hoa có màu tím xanh, bên ngoài cũng phủ lông.
  • Quả: Quả cài dại hoa tím thường ra từ tháng 1 – tháng 6 trong năm. Nó có hình tròn hoặc hình cầu. Quả còn non màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ, bề mặt nhẵn nhụi. Mỗi quả có đường kính khoảng 1cm. Bên trong quả có hạt nhỏ màu vàng, hình dĩa, bề mặt nhẵn
cà dại hoa tím

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố

Việt nam, Cà dại hoa tím mọc ở khắp nơi, từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến trung du và đồng bằng. Các tỉnh ở vùng trung du thường gặp nhiều hơn.

Thu hoạch, chế biến

Rễ được người dân đào quanh năm về rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi ngoài nắng to cho kiệt nước hoặc sấy khô tích trữ làm thuốc. Để thu hạt, những quả chín đỏ sẽ được hái đem về tách bỏ lấy hạt, phơi khô dùng dần.

Bộ phận sử dụng của Cà dại hoa tím

Toàn cây bao gồm cả thân lá, quả, đặc biệt là phần rễ cây.

cà dại hoa tím

Thành phần hóa học

Quả Cà dại hoa tím chứa solasonin, diosgenin. Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,2 – 1,8%. Ngoài ra còn có dầu béo 10,1% bao gồm các acid béo.

Lá chứa diosgenin và solanin. Rễ có solanin.

Tác dụng của Cà dại hoa tím

Theo y học cổ truyền

Dân gian thường dùng cà dại hoa tím để làm thuốc chống viêm và điều trị một số bệnh về đường hô hấp. Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây có một số công dụng chính như sau:

  • Viêm họng
  • Hen
  • Viêm amidan
  • Bí tiểu
  • Viêm đường tiểu
  • Đau nhức răng, viêm lợi

Theo y học hiện đại

Hoạt chất Ancaloit trong cà gai leo có tác dụng kháng khuẩn, ức chế virus. Thành phần Glycoancaloit cũng thể hiện đặc tính chống oxy hóa

Liều lượng và cách dùng Cà dại hoa tím

Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc

Bài thuốc chữa bệnh từ Cà dại hoa tím

1. Tẩy, chống nôn

Dùng rễ Cà dại hoa tím 6-12g, sắc uống. 

2. Đau răng:

Dùng 6-12g sắc đặc, ngậm.

3. Dùng cà dại kết hợp với những cây thuốc khác chữa men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan a,b,c, ung bướu gan:

Cà dại hoa tím 30g diệp hạ châu 30g, dừa cạn 30g, cây an xoa 100g, cây xạ đen 50g, cây bìm bịp 50g, nấm lim xanh 30g rễ cây xáo tam phân 50g. Tất cả sắc nước kỹ trong 2h sắc đi sắc lại 2 lần cỏ thể sắc đến khi nước nhạt.

4. Điều trị viêm họng, viêm amidan, hen suyễn:

Dùng rễ cây sắc đặc lấy nước ngậm rồi uống, liều dùng khoảng 10g rễ khô/ngày.

Lưu ý khi sử dụng Cà dại hoa tím

Lạm dụng quá liều cà dại hoa tím có thể gây ra bệnh tiểu đường: 

Bảo quản Cà dại hoa tím

Bảo quản nơi khô thoáng

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cà dại hoa tím. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cà dại hoa tím

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cà dại hoa tím

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn