lcp

Cây gắm là loài cây gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây gắm


Cây gắm còn có tên gọi khác là dây mấu, vương tôn hay dây sót. Đây là một loài cây thân leo mọc hoang có tính bình, vị đắng. Trong Y Học Cổ Truyền, cây gắm có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn, tiêu viêm và sát trùng nên được sử dụng điều trị các bệnh bệnh lý do phong thấp hoặc thống phong. Sau đây là những thông tin chi tiết về cây gắm và các bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này.

Thông tin tổng quan về cây gắm

Tên gọi

Cây gắm có tên khoa học là Gnetum montanum. Cây thuộc họ dây gắm. Tùy vào từng vùng mà cây còn có nhiều tên gọi khác nhau như dây mấu, cây vương tôn hay dây sót. 

Mô tả đặc điểm sinh thái

Cây dây gắm là loài thực vật thân leo. Chúng thường mọc hoang với nhiều đặc điểm rất dễ nhận biết. Cây dây gắm có thân cây dài từ 10m đến 12m. Chúng thường leo trên các thân cây lớn khác. Trên thân cây có nhiều mấu và thường phình to tại các đốt. Lá dây gắm có hình trái xoan thuôn dài. Các lá mọc đối xứng nhau. Mặt trên của lá có màu xanh nhẵn bóng.

Cây gắm có hoa mọc thành từng nón ở kẽ lá. Hoa đực và hoa cái sẽ không mọc chung mà sẽ mọc riêng lẻ ở các gốc khác nhau. Hoa gắm nở vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Cây gắm ra trái từ tháng 10 đến tháng 12. Quả của nó có cuống ngắn, khi chín màu vàng và bên trong có hạt to.

cây gắm

Cây gắm là loại cây thân leo

Bộ phận dùng để làm thuốc

 Cây dây gắm thường được dùng phân thân và phần rễ để làm thuốc. Hạt của cây gắm cũng có thể ăn được và dùng để bào chế các loại thuốc  xoa bóp, giảm đau nhức. 

Thu hái, chế biến và bảo quản

Cây gắm được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch thì cây được rửa sạch rồi đi thái lát, phơi khô. Dược liệu cây gắm được bảo quản trong điều kiện thoáng mát, khô ráo.

Cây gắm có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu Đông y

  • Đặc tính: Trong nghiên cứu Đông y thì cây dây gắm có tính bình, hơi đắng và mang lại nhiều lợi ích sử dụng.
  • Công dụng của dược liệu cây gắm: Dược liệu có thể dùng để sát trùng, giải trừ phong thấp, giúp đào thải độc tố cho cơ thể, hỗ trợ điều trị tiêu viêm và điều trị các chứng hoạt huyết, chứng khu phong hay thư cân. 
  • Chữa trị: Cây gắm được dùng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh sốt rét, ngộ độc, trị các bệnh đau xương khớp hoặc bệnh gout. Cành cây gắm dùng để giảm đau và trị bong gân, có tác dụng giúp liền gân xương. Rễ cây gắm dùng để trị bệnh sưng đau đầu gối khá hiệu quả. Tại Ấn Độ, thân cây gắm còn được dùng để hạ sốt. Hạt cây dây gắm được dùng cho những trường hợp bị đau nhức vì tê thấp.
cây gắm

Trong Đông y, cây dây gắm là một dược liệu quý

Theo nghiên cứu Tây y

  • Theo Tây y thì trong cây gắm có chứa hoạt chất như dl-dimethyl coclaurin hydroclorid có tác dụng tốt cho tim.
  •  Trong thực nghiệm ở chuột đã cho thấy nước chiết từ cây gắm có khả năng chống sự co thắt ở phế quản với liều lượng là 0,1mg/kg thể trọng.
  • Phần nước sắc từ cây gắm có khả năng ức chế các liên cầu khuẩn nhóm A, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, các vi khuẩn gây viêm phổi và trực khuẩn thương hàn.
  • Nước sắc từ cây còn giúp bình suyễn và giảm ho. 

Dược liệu cây gắm thường được dùng để trị bệnh ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu, làm cao hoặc dùng để làm thuốc đắp ngoài da. 

Cao gắm có tác dụng gì?

Uống cao gắm có tốt không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Cao gắm tốt đối với những người bị gout, rắn cắn, phong thấp và bị đau nhức xương khớp. 

cây gắm

Cao gắm được dùng để trị bệnh gout

Cách sử dụng cao gắm để chữa bệnh gout là bạn có thể pha nước hoặc ngâm rượu để uống:

  • Các pha nước uống: Bạn lấy 5g cao gắm cho vào 350ml nước sôi cho đến khi cao tan hết. Dùng khi còn ấm và sau bữa ăn. Mỗi ngày bạn có thể dùng từ 10 – 15g cao gắm.
  • Cách ngâm rượu uống: Dùng 100g cao gắm đang cắt thành từng lát mỏng để ngâm với 2 lít rượu trắng. Ngâm trong thời gian từ 1-2 ngày để cao tan hết là có thể uống được. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ khoảng 40 – 50ml sau bữa ăn.

Một số bài thuốc trị bệnh Đông y từ cây gắm

Theo những thông tin trên thì cây gắm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Sau đây là một số bài thuốc phổ biến từ cây gắm để bạn đọc tham khảo:

Bài thuốc làm giảm đau phong thấp

Chuẩn bị:

  • Cẩu tích 800g
  • Tỳ giải 500g
  • Hy thiêm, ngũ gia bì, ngưu tất, rễ gắm, thạch lựu, cốt toái bổ mỗi loại 400g.
  • Lá ké và quán chúng mỗi loại 250g.

Làm thuốc: Bạn đem tất cả đi rửa sạch, đem đi sấy khô và tán thành bột thuốc rồi viên thành từng viên. Sau đó, dùng những viên thuốc này với gừng hoặc rượu để uống. Hoặc cũng có thể dùng để ngâm rượu.

cây gắm

Dây gắm được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa phong thấp

Bài thuốc trị lở sơn

Dùng 20g rễ gắm đem đi sắc chung với 300ml nước cho đến khi cô lại chỉ còn khoảng 150ml là được. Thuốc đã sắc còn lại sẽ được chia làm 2 phần và sử dụng 2 lần trong ngày. 

Bài thuốc chữa chứng đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • Rễ rung rúc, rễ của cây dây gắm, ngũ gia bì, vỏ cây hoa giẻ mỗi loại 80g.
  • Rễ cây xích đồng, rễ cây cỏ xước, rễ cây bạch đồng nữ, rễ bưởi bung, tầm gửi dâu, rễ cây ô dược, rễ bước bạc mỗi loại 40g.
  • Rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa mỗi loại 20g.

Sắc thuốc:

Đem rửa sạch tất cả các loại dược liệu trên rồi để cho ráo nước. Sau đó, thái nhỏ từng loại và đem đi phơi khô. Đem dược liệu đã phơi khô rồi ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong vòng 15 ngày. Cuối dùng là dùng mỗi ngày một chén rượu nhỏ trước khi đi  ngủ để trị bệnh đau nhức xương khớp.

Bài thuốc trị sốt rét

Chuẩn bị: 

Chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu sau: Dây cóc, ô mai, binh lang (hạt cau) mỗi loại 4g; Thảo quả, lá mãng cầu tươi, dây gắm, hà thủ ô mỗi loại 10g cùng với 8g cây chó đẻ.

Sắc thuốc:

Đem các nguyên liệu trên đây sắc chung với nhau. Đổ 600ml nước vào sắc còn cô lại đến 200ml thì ngưng. Thuốc đã sắc được chia làm 2 phần cho để uống mỗi ngày. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng 15 ngày liên tục để có được hiệu quả tốt nhất. 

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Đối với những người có kinh nguyệt không đều thì có thể dùng bạch đồng nữ, lá đuôi lươn mỗi loại 10g, 6g nghệ đen, 8g rễ cây gắm cùng với nhân trần và ích mẫu 12g mỗi loại. 

Đem tất cả đi rửa sạch, để ráo nước. Dùng tất cả để sắc chung với nước. Kiên trì dùng nước thuốc này để uống trong vòng một tháng sẽ có hiệu quả.

Tóm lại, cây gắm có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Đây là một loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, cây gắm cũng như bất kỳ dược liệu nào đều không được dùng bừa bãi. Hãy tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y để sử dụng an toàn và có hiệu quả nhất.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cây gắm

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây gắm

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn