lcp

Cây lược vàng


Cây lược vàng hay còn gọi là Địa lan vòi, lan vũ, rai lá phất dũ, giả khóm, lan vòi,... thuộc họ Thài Lài với danh pháp khoa học là Callisia fragrans. Trong y học, Cây lược vàng là dược liệu phổ biến, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như gan, dạ dày, xương khớp, da liễu

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Cây lược vàng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Cây lược vàng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Cây lược vàng

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây lược vàng, Địa lan vòi, lan vũ, rai lá phất dũ, giả khóm, lan vòi.
  • Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson..
  • Họ:  họ Commelinaceae (Thài Lài)
  • Công dụng: trị mụn nhọt, ho, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, tiểu đường, viêm loét dạ dày.

Mô tả Cây lược vàng

Cây thân thảo, cao khoảng 15cm đến 40cm và có thể phát triển tới 1 mét. Thân cây phân thành nhiều đốt và nhiều nhánh khác nhau. Mỗi đốt chỉ dài khoảng 1cm đến 2cm. Tuy nhiên có những nhánh thân dài tới 10cm.

Lá cây lược vàng thuộc lá sáp, lá đơn hoặc mọc so le nhau, phiên có hình ngọn giáo. Lá có kích thước khoảng 12cm đến 20cm – 25cm, chiều rộng khoảng 4cm đến 6cm. Lá có bề mặt nhẵn, thông thường những lá tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ có màu tím, lá trong bóng râm màu xanh mướt. Màu ở mặt dưới sẽ nhạt hơn mặt trên.

Hoa có màu trắng, dạng dây, mọc thành cụm với 6 – 12 bông nhỏ. Cuống lá chỉ dài 1.5 đến 3mm. Thông thường, cây sẽ ra hoa vào mùa xuân đến mùa thu, phụ thuộc vào khí hậu từng vùng

Cây lược vàng

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, sau một thời gian, giống cây này phát triển hơn và di thực tới các vùng đất khác như Tây Ấn Độ, Việt Nam và một số vùng ở Mỹ.

Ở Việt Nam, lược vàng được tìm kiếm và xuất hiện ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt, nhiều bóng râm như sườn đồi, vùng núi thấp ở Tây Bắc. Hiện nay, giống cây này được nuôi trồng và thu hái ở nhiều tỉnh thành trên cả nước 

Thu hoạch: Tất cả các bộ phận đều có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, lá cây nên được hái vào thời điểm lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc. Bởi lẽ đây là thời điểm lá có được nhiều dưỡng chất nhất.

Chế biến: Sau khi thu hái xong, dược liệu cần phải được bào chế theo những cách sau đây:

  • Rửa sạch lá cây với nước rồi dùng tươi. Ngoài ra người tiêu dùng có thể phơi, sấy khô hoặc sao vàng và sử dụng.
  • Với rễ và thân cây, rửa sạch với nước, để ráo nước rồi thái thành từng khúc ngắn vừa phải. Bộ phận này có thể dùng để ngâm rượu

Bộ phận sử dụng của Cây lược vàng

Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá của cây đều được sử dụng để làm thuốc.

Cây lược vàng

Thành phần hóa học

Trong cây Lược vàng chứa:

  • Các Lipid gồm: Triacyglyceride, Sulfolipid, Digalactosyglycerides
  • Các acid béo: Paraffinic, Olefinic
  • Các sắc tố caroten, chlorophyl
  • Acid hữu cơ
  • Phytosterol
  • Các vitamin PP, B2
  • Các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
  • Các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu

Tác dụng của Cây lược vàng

Theo y học cổ truyền

Cây lược vàng có tính mát, vị nhạt, chua nhẹ và ít độc. Dược liệu có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, hóa đờm và tiêu viêm rất tốt. Bởi công dụng hoạt huyết và tiêu viêm hiệu quả người ta sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh về các vết thương và vết bầm tím trên cơ thể.

Không chỉ vậy, đây còn là bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như: loét hành tá tràng, viêm loét dạ dày

Theo y học hiện đại

Công trình nghiên cứu và thử nghiệm đã phát hiện, chứng minh hoạt chất flavonoid có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, giúp các mạch máu trong cơ thể bền hơn. Ngoài ra, chúng hoạt hóa, tăng cường tác dụng của Vitamin C đối với sức khỏe con người.

Flavonoid còn là dưỡng chất giúp giảm đau, an thần và kháng viêm. Chính bởi vậy, đây là bài thuốc điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Hoạt chất phytosterol – một loại steroid có trong cây lược vàng có khả năng sát khuẩn, kháng sinh rất tốt. Sử dụng dưỡng chất này trong việc sát khuẩn, tẩy uế và các bài thuốc về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho, rát họng

Liều lượng và cách dùng Cây lược vàng

Mỗi ngày dùng 3-9 lá tươi hoặc 3 chén rượu nhỏ ngâm từ lá và thân cây

Bài thuốc chữa bệnh từ Cây lược vàng

1. Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C hoặc nóng gan có thể sử dụng bài thuốc Lược vàng ngâm rượu. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 lá lược vàng tươi, 5 lá màng màng và 200ml rượu trắng. Sau 30 ngày, sử dụng rượu thuốc, mỗi ngày dùng 10-15ml và kiên trì áp dụng.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị giảm đau nhức xương khớp Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200gr lá, thân lược vàng và 1 lít rượu. Sau khi ngâm rượu 2 tháng xong, sử dụng rượu thuốc massage vào những vị trí đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong. Sử dụng cho tới khi nào các triệu chứng đau nhức giảm hẳn.

3. Bài thuốc cây lược vàng ngâm rượu trị mụn Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg thân, lá lược vàng và 2 lít rượu trắng. Ngâm dược liệu cùng 2 lít rượu trắng và thời gian ngâm là ít nhất hai tháng. Dùng 1 ly nhỏ rượu vào buổi sáng và tối sau khi ăn để điều trị mụn nhọt. Với nhiều người bệnh không uống được rượu có thể pha thêm nước để dễ uống hơn.

4. Bài thuốc cây lược vàng chữa loét dạ dày Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá lược vàng và mật gấu. Trộn nước cốt với mật gấu theo tỷ lệ 5:1. Trộn thật đều thành một hỗn hợp chữa bệnh. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, dùng sau khi ăn để phát huy được công dụng, nên dùng vào buổi sáng và buổi tối. Với bài thuốc này, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì để thấy được kết quả tốt nhất.

5. Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ dược liệu Sử dụng 4 lá lược vàng, rửa sạch. Nhai trực tiếp với 1 ít muối trắng. Nhai thật kỹ để lấy nước và bỏ phần bã còn lại.

6. Bài thuốc chữa viêm da, vảy nến Dùng 5-6 lá lược vàng và đun cùng 500ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sử dụng thuốc 2 ngày một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng Cây lược vàng

Không nên sử dụng dược liệu cho người có hệ miễn dịch suy yếu.

Bảo quản Cây lược vàng

Bảo quản nơi khô thoáng

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cây lược vàng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cây lược vàng

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây lược vàng

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn