lcp

Công dụng của cây lá móng tay trong chữa bệnh


Cây móng tay là một thực vật quen thuộc trong tự nhiên có tên khoa học là Lawsonia inermis. Lá móng tay được biết đến nhiều trong lĩnh vực sản xuất thuốc nhuộm, dầu gội. Trong y học cổ truyền, đây là một loại dược liệu rất hữu ích cho việc chữa bệnh. Vậy công dụng chữa bệnh của cây móng tay như thế nào? Hãy cùng Medigo tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây lá móng tay

Cây lá móng tay có tên khoa học là Lawsonia inermis, thuộc họ Tử vi hay Lythraceae. Đây là loài cây ưa ánh sáng, đặc biệt rất ưa ẩm. Cây móng tay có những đặc điểm cần phải kể đến như: 

  • Thân cây móng tay thường nhỏ, có chiều cao từ 3m đến 4m, gai của cây ở đầu cành nhưng sẽ không nhọn.
  • Lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá hình trứng và có chiều dài từ 2cm đến 3cm. Những lá mọc đơn có hai đầu dẹp, phiến lá rộng khoảng 1cm đến 1,5cm. 
  • Hoa của cây móng tay mọc thành dạng chùm, hình thùy và thường mọc ở đầu cành. Hoa lá móng khi mới sẽ có màu trắng, sẽ chuyển dần sang màu đỏ, vàng sậm khi già và hoa có mùi hơi hắc. 
  • Quả của cây móng tay có hình cầu, thuộc dạng quả nang. Kích thước của quả lá móng tay bằng hạt tiêu, có 4 cạnh dọc và có 4 ngăn. Vỏ của quả tạo cảm giác dai và dày, chứa nhiều hạt bên trong.
  • Cây móng tay được trồng từ hạt.
cây lá móng tay

Cây lá móng tay có tên khoa học là Lawsonia inermis

Trong các bài thuốc dân gian lá cây móng tay được ứng dụng nhiều hơn so với rễ và hoa của cây. Thông thường, khi chọn dược liệu làm thuốc, người ta sẽ chọn những cây đã được khoảng 2 đến 3 tuổi. 

Hiện nay, cây móng tay được tập trung nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác. Tại Việt Nam, cây móng tay mọc hoang tập trung ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nơi tập trung nhiều rừng nguyên sinh.

Ở rễ và lá cây lá móng tay có chứa flavonoid, tannin, saponin, axit hữu cơ, đường khử, tinh dầu, chất béo, hợp chất steroid và polysaccharide. Ở dạng tươi, lá cây móng tay có chứa chất mang tên heterosides, khi thủy phân sẽ tạo ra Lawson ở nồng độ khoảng 1%. Hoa lá móng tay có chứa khoảng 0,01 đến 0,02% tinh dầu. Hạt của cây chứa các chất như nước, protein, chất béo và carbohydrate. 

Tác dụng dược lý của cây lá móng tay

Cây lá móng tay thường được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nhuộm, tuy nhiên đây cũng là loài thực vật có rất nhiều tác dụng dược lý trong y học. Dưới đây là những tác dụng trong y học mà bạn không thể bỏ qua.

cây lá móng tay

Cây lá móng tay có nhiều tác dụng trong y học

Theo y học hiện đại

Tác dụng của cây lá móng tay trong y học trong việc chữa bệnh đã được thực hiện nghiên cứu nhiều lần. Theo nghiên cứu, về tác động dược lý của dược liệu này đã được thực hiện trên chuột, thì các hoạt chất chiết từ cây móng tay có các tác dụng như:

  • Kháng khuẩn: Có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn coli, shiga, sonnei, typhi, coli bethesda…
  • Tác dụng chống viêm: Cao cồn và lawson chiết xuất từ lá móng tay có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
  • Giúp lợi tiểu, lợi mật: Cây móng tay được chứng minh có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, tác dụng này đã được các chuyên gia nghiên cứu trên chuột.
  • Giúp chữa viêm loét cổ tử cung: Bài thuốc đã được áp dụng cho 360 bệnh nhân và kết quả cho ra: khỏi hoàn toàn 74.5%, đỡ nhiều 21.8%, đỡ ít 4%.
  • Gây kích thích tử cung: Lá móng tay có tác dụng kháng estrogen trên nghiên cứu với chuột. Tác dụng phá thai của cây lá móng tay xảy ra mạnh nhất ở chuột nhắt, chuột bạch và chuột lang.

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cây móng tay có tính ôn, vị ngọt, cay và xen chút vị đắng. Cây lá móng tay có tác dụng nhiều trong việc chữa các bệnh về nấm da, vết thương hở đang chảy máu, lở ngứa, mụn nhọt,...bởi công dụng kháng khuẩn, cầm máu của loài thực vật này. 

Cây lá móng tay trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây lá móng tay có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, tùy vào từng bệnh sẽ có cách thức và tỷ lệ lựa chọn dược liệu khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay:

cây lá móng tay

Một số bài thuốc dân gian từ cây lá móng tay 

Bài thuốc trị mất kinh, bế kinh

Chuẩn bị: 50g lá móng tay, 30g nghệ đen và 40g ích mẫu

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó đem sắc tất cả nguyên liệu với 500ml nước cho đến khi chỉ còn khoảng 200ml thì dừng. Dùng nước thuốc vừa sắc được để uống 3 lần/ngày. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc này trước kỳ kinh nguyệt khoảng 15 ngày. 

Bài thuốc điều trị ghẻ lở

Chuẩn bị: 200g lá móng tay, 100g lá sả, 100g lá ổi

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho tất cả sắc với khoảng 3 lít nước. Khi sắc nước xong bạn dùng nước lạnh hòa loãng, sử dụng thuốc này để tắm mỗi ngày. Hãy kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 14 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó bạn hãy dùng lá móng tay tươi giã với ½ thìa muối, chắt lấy nước dùng bã đắp lên vị trí da bị lở. Sử dụng liên tục 10 ngày, 2 lần/ngày.

cây lá móng tay

Cây lá móng tay chữa bệnh ghẻ lở

Bài thuốc chữa chấn thương

Chuẩn bị: 50g cây lá móng tay, 10g cam thảo, 50g cốt toái bổ (đã cạo sạch lông và cắt lát mỏng, phơi trong 3 nắng), 15g ngũ gia bì và 15g cẩu tích

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi sắc với 1 lít nước cho đến khi còn lại khoảng 300ml thì dừng. Sử dụng thuốc 4 lần/ngày và liên tục trong vòng 30 ngày.

Bài thuốc trị sưng đau vùng hông, hạ sườn, tỳ vị

Chuẩn bị: 20g lá cây móng tay tươi, 15g cỏ nhọ nồi và 20g rau má tươi

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu chuẩn bị, sau đó đem sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 300ml thì dừng. Sử dụng nước thuốc 3 lần/ngày và liên tục trong 4 tuần.

cây lá móng tay

Bài thuốc trị sưng đau vùng hông, hạ sườn, tỳ vị từ cây móng tay

Bài thuốc trị hói đầu

Chuẩn bị: Lá cây móng tay

Cách thực hiện: rửa sạch lá, phơi trong bóng đến khi khô rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng, bạn dùng 60g với 250g dầu mù tạt, đun nóng và lọc. Sử dụng thuốc thoa lên khu vực bị hói hàng ngày. 

Những lưu ý khi sử dụng cây lá móng tay

Dù cây lá móng tay có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, nhưng bạn không nên tùy tiện sử dụng khi chưa biết rõ địa của mình như thế nào. Khi sử dụng bạn nên cẩn thận bởi loại thảo dược này cũng có những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây: 

cây lá móng tay

Một vài lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng lá móng tay chữa bệnh

  • Không được nhầm lẫn cây lá móng tay với bông móng tay (Impatiens balsamina L) – thuộc họ Bóng nước.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc có cây lá móng tay điều trị bệnh cho cho trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có chứng ứ huyết.
  • Chỉ sử dụng lá móng tay chữa bệnh khi có sự tham vấn tư các bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về cây móng tay và công dụng của cây lá móng tay trong chữa bệnh mà Medigo chia sẻ tới các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu và áp dụng được nhiều trong việc chữa bệnh. Mặc dù là dược liệu thiên nhiên nhưng trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu kỹ thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất!

Dược sĩ

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.

Sản phẩm có thành phần Cây móng tay

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây móng tay

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn