lcp

Cây Tắc


Tắc hay còn gọi là Kim quất, Tắc, thuộc họ Cam với danh pháp khoa học là Rutaceae. Quất là một loại cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Bộ phận dùng của cây chủ yếu là quả dùng trong các bài thuốc có tác dụng trị ho, giải cảm, trị khó tiêu, đầy bụng, chống nôn hoặc cầm máu. Lá và vỏ cây cũng là bộ phận có giá trị sử dụng của cây và cũng được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Tắc sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Tắc cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Quất, Kim quất, Tắc.
  • Tên khoa học: Fortunella japonica (Thunb.) Swingle, Citrus japonica Thunb.
  • Họ: Rutaceae (Cam).
  • Công dụng: Chữa ho, đau bụng, thổ huyết (Quả sắc uống). Khản cổ, mất tiếng (Quả hấp đường uống). Quả ngâm rượu uống chữa gan uất kết, tỳ vị yếu, trị đờm tích.

Mô tả cây Tắc

Cây cao khoảng từ 1 - 5m, có nhiều cành lá. Lá cây hình xoan, màu xanh, là lá đơn, mọc so le. Hoa mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cây, hoa có màu trắng. Quả thường ra từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm, có hình cầu, kích thước khoảng 2 - 3cm, màu vàng cam, nạc quả chua và có nhiều hạt nhỏ.

Cây Tắc (Quất)

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây được phân bố rộng khắp nước ta, thường được trồng làm cảnh vào dịp tết nguyên đán vì cây có nhiều cành lá sum sê, nhiều quả màu vàng cam bóng rất đẹp.

Quả thường được thu hái để chế biến thành dược liệu. Ngoài ra lá và vỏ cây cũng có thể được dùng.

Quả cũng có thể được chế biến thành mứt Quất, một món ăn của ngày Tết.

Quả Quất có mùi thơm, vị ngọt, chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả Quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín.

Bộ phận sử dụng của Tắc

Bộ phận sử dụng là quả (tên khoa học là Fructus Fortunellae Japonicae.). Ngoài ra lá và vỏ cây cũng có thể được dùng.

Cây Tắc (Quất)

Thành phần hóa học

Dịch quả Quất chứa pectin 10%, Vitamin C 0,13 – 0,24 mg%, Fe 5,1 mg% , Cu 0,8 mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần. Trong đó có a-pinen 0,4%, bpinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, bocimen 0,3%, linalol 1,55%.

Cây Tắc (Quất)

Tác dụng của Tắc

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, quả Quất có vị ngọt chua, tính ấm, quy kinh phế, vị, can. Tác dụng:

  • Hóa đờm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu.
  • Giảm ho, cầm máu, chống nôn.
  • Giải cảm, trị cảm mạo phong hàn.

Theo y học hiện đại

Giúp phòng ngừa xơ vữa mạch máu: Quả quất có thể làm giảm cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa xơ vữa.

Khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.

Chống oxy hoá, an thần, hạ huyết áp.

Liều lượng và cách dùng Tắc

Quất có thể dùng để chế biến các món ăn như Quất muối (quả Quất rửa sạch, xếp vào hủ xen kẽ 1 lớp muối, 1 lớp quả rồi đem phơi nắng). Mỗi lần dùng 5 - 10 quả pha nước uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong.

Chữa đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng: Ăn tươi quả Quất, liều dùng không hạn chế, nhưng nên dùng một lần tối đa khoảng 10 - 12 quả quất.

Bài thuốc chữa bệnh từ Tắc

Trị cảm mạo

Chuẩn bị: Lá Quất 30g.

Thực hiện: Thêm nước (khoảng 3 chén) và sắc còn 1 chén, pha thêm đường vừa đủ dễ uống, uống khi nóng.

Điều trị nôn

Chuẩn bị: Vỏ Quất, gừng tươi, mỗi thứ 9g.

Thực hiện: Nung mỗi thứ 9g, sắc uống.

Trị ho có đờm

Chuẩn bị: 5 quả Quất.

Thực hiện: Thêm đường phèn và hấp cách thủy, ăn ngày 2 lần trong 3 ngày liên tục.

Trị nôn ra máu

Chuẩn bị: Hạt Quất 20 g.

Thực hiện: Bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần 1 ngày.

An thần giảm ho

Chuẩn bị: 2 quả Quất.

Thực hiện: Chỉ lấy thịt quả, thêm ít bột ngó sen, hoa quế và đường, nấu chè ăn.

Bảo quản Tắc

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Ngoài việc dùng quả để ăn uống và làm mứt, làm nước quả nấu đông, xirô, người ta còn dùng quả làm thuốc. Nay ta dùng quả làm thuốc ngậm chữa ho, viêm họng (thường chưng với đường phèn hoặc Mật ong), và cũng dùng lá và vỏ có tác dụng như Quýt. Mứt tắc hoặc tắc ngâm đường dùng rất tốt vừa bổ dưỡng vừa trị ho. Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Tắc (Quất). Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này

Sản phẩm có thành phần Cây tắc

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây tắc

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn