lcp

Thùa


Thùa hay còn gọi là Dứa bà, Dứa Mỹ... thuộc họ Thùa (Agavaceae) có danh pháp khoa học là Agave americana L.. Trong y học, Thùa được sử dụng trong điều trị các bệnh đường sinh dục như giang mai, lậu... Ngoài ra, Thùa còn chữa ứ huyết, giúp kích thích tiêu hoá và giảm đau nhức xương…

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Thùa sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thùa cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Thùa

Mô tả cây Thùa

Dứa bà là một loại cây sống dai do thân rễ thân trên mặt đất ngắn, lá hình kiếm dài 1,2-1,5m, quãng giữa rộng 13cm, ngọn lá có gai to, nhọn rắn, dài khoảng 1,5cm, gai ở mép lá có màu đen, bong như sừng. Mỗi cây có khoảng 30-50 lá, mọng nước, mỗi lá có thể cân nặng 1,5kg. Sau nhiều năm (10-15 năm) cây ra hoa. Hoa đính trên một trục lớn, thẳng đứng, mọc từ giữa vòng lá. Trục hoa cao 4-6cm, có khi tới 10m, trên có tới hàng nghìn hoa. Sau khi cây ra hoa thì cây lụi đi. Hoa màu xanh, nhị mọc thò ra ngoài.

Người ta đã thống kê thấy có khoảng 300 loài Agave, vào khoảng 60% số loài này có chứa hecogenin, nhưng những loài được khai thác vừa để lấy sợi vừa để chiết hecogenin là các loài Agave Americana, Agave sisalana Perr., Agave fourecroydes Lem, đều nguồn gốc Mexico (Trung Mỹ)

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây có nguồn gốc ở Bắc và Trung Mỹ nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

Thu hoạch: Có thể thu hái 2-3 lứa lá trong 1 năm, mỗi cây có thể thu hoạch được 5-6 năm liền.

Chế biến: Nước ép từ lá có chất ngọt, trước đây ở một số nước được nhân dân dùng cho lên men thành một thứ rượu. Tại Mexico rượu này được nhân dân gọi là rượu punco (pulque) còn có tên là “vang dứa bà” (vin d’agave), nếu đem cất thì được rượu gọi là rượu mescal.

Lá sau khi ép, đem ngâm và tước lấy sợi. Thân có lõi có thể dùng làm nút chai

Muốn khai thác dứa bà làm nguồn hecogenin hoặc là người ta ép lá dứa bà (được khoảng 60% trọng lượng lá), đem cô nước ép này đến độ cao mềm rồi đưa về chiết lấy hecogenin. Cũng có nơi không cô mà để dịch ép lên men, được một thứ bùn cặn chứa từ 5-10% hecogenin. Đưa về nhà máy để chiết xuất.

Một số vùng nhân dân dùng thân và rễ làm thuốc chữa sốt, dùng ngoài làm thuốc sát trùng, chữa vết loét. 

Bộ phận sử dụng của Thùa

Lá, rễ của cây Thùa được sử dụng làm dược liệu.

Thành phần hóa học

Sapogenin steroid chủ yếu là hecogenin và tigogenin.Tỷ lệ hecogenin ở lá dứa Mỹ ở miền Bắc nước ta vào khoảng 0,03%, còn ở Ấn Độ tỷ lệ này là 0,065%. Ngoài ra trong lá có rất nhiều đường khử saccharose, chất nhầy, Vitamin C.

Tác dụng của Thùa

Theo y học cổ truyền

Tính vị: vị ngọt, hơi cay, tính bình, không độc.

Tác dụng: nhuận phế hóa đàm, chỉ khái. Dùng chữa ho, ho ra máu do lao phổi, thổ huyết, hen suyễn.

Tại Ấn Độ, dịch lá được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống giang mai.

Tại Trung Quốc lá được dùng thuốc trị ho do hư lao, cầm máu, chứng thở khò khè.

Công năng: Nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái.

Theo y học hiện đại

Sử dụng chủ yếu làm nguồn nguyên liệu chiết hecogenin để bán tổng hợp các thuốc chống viêm và hormon steroid.

Lá trị ho do hư lao, cầm máu và chứng thở khò khè, chữa sốt, lợi tiểu; rễ chữa đau nhức, thấp khớp. Chữa vết thương, vết loét.

Liều lượng và cách dùng Thùa

Hiện nay ở nước ta dứa bà mới được trồng chủ yếu để làm cảnh, làm hàng rào và một số nơi dùng lấy sợi.

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu, thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hoá, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát đắp lên những vết loét, vết thương.

Ta nên nghiên cứu để khai thác làm nguồn nguyên liệu chiết hecogenin để từ đó bán tổng hợp các thuốc loại coctizon

Bài thuốc chữa bệnh từ Thùa

Hỗ trợ điều trị lao phổi, chữa ho, thổ huyết: Dùng lá dứa bà 30g, ngó sen 20g, bách bộ 12g, bạch cập 8g; sắc nước uống.

Trị suyễn thở, ho do phế nhiệt khái thấu: Dùng lá dứa bà 30g, kim ngân hoa 12g; sắc nước uống.

Chữa khớp xương đau nhức, thấp khớp: Dùng rễ cây dứa bà rửa sạch, thái mỏng phơi hay sao vàng; cân đủ 100g, thêm vào 1 lít rượu 30 độ; ngâm từ 15-30 ngày; ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa nhỏ (5-10ml).

Rượu này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Bảo quản Thùa

Bảo quản nơi khô thoáng.

 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Thùa. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và có cách sử dụng Thùa an toàn và hiệu quả nhất

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Cây thùa

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây thùa

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn