lcp

Tổ Kén Tròn


Tổ kén tròn hay còn gọi là Thấu kén tròn, Dó tròn thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có danh pháp khoa học là Helicteres isora L.. Trong y học, Tổ kén tròn có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết cùng với khả năng gây độc tế bào, đây là một trong những dược liệu đã được sàng lọc để điều trị thuốc chữa ung thư. 

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Tổ kén tròn sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Tổ kén tròn cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

tổ kén tròn

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Tổ kén tròn, thấu kén tròn, dó tròn
  • Tên khoa học: Helicteres isora L. hay Helicteres grewiae folia DC.
  • Họ:  họ Trôm (Sterculiaceae).
  • Công dụng: chữa viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá sinh đau bụng.

Mô tả cây Tổ kén tròn

Cây bụi, cao đến 2m. Cành non hình trụ, phủ đầy lông hình sao, cành già nhẵn.

Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 10 – 12cm, rộng 7 – 9cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu tù rồi hơi nhọn, mép khía răng không đều, phía đầu lá gần như phân thùy nhỏ, mặt trên rải rác lông hình sao, mặt dưới lông rất dày, màu trắng, gân gốc 5; cuống lá ngắn có lông tơ; lá kèm hình sợi, dễ rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim co, dài 2cm gồm nhiều hoa màu đỏ hoặc tím, xếp 2 – 4 cái trên một mấu; đài hình ống, có lông hình sao, 5 răng hình tam giác nhọn; tràng có 5 cánh không đều, nhẵn; nhị 10, nhị lép 5; bầu hơi có gợn.

Quả nang gồm 5 lá noãn vặn xoắn như cuốn thừng, phủ đầy lông hình sao; hạt có khía.

Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 11.

tổ kén tròn

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Ở nước ta, cây này mọc rải rác ở nhiều tỉnh Bắc, Trung, Nam và ở nhiều nước khác cũng có loại cây này (như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan…)

Thu hoạch: Thu hái quanh năm.

Chế biến: Khi dùng làm thuốc, ta nhổ rễ cây, đem rửa sạch, cắt nhỏ ra rồi phơi khô.

Bộ phận sử dụng của Tổ kén tròn

Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu của cây là rễ (ngoài ra còn dùng quả, vỏ rễ và vỏ thân).

tổ kén tròn

Thành phần hóa học

Vỏ lấy sợi, chứa các chất diệp lục, phytosterol, acid hydroxy carboxylic, một chất màu vàng cam giống như curcumin, saponin, đường amilid, phlobotamin và 22,4% lignin.

Gỗ chứa 74,86% cellulose, lignin, chất béo và hợp chất nitơ chưa được xác định.

Rễ chứa cucurbitacin B, isocucurbitacin D và diosgenin (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Các nhà khoa học Ấn Độ còn phân lập được tự do tròn các hợp chất isorin, tetratriacontanyl, tetratriacontanoat, diosgenin, a – amyrin, fridelin và taraxeron. Nadkarnis M.K. (1976) còn phát hiện thấy các hợp chất tanin.

Tác dụng của Tổ kén tròn

Theo y học cổ truyền

Rễ cây tổ kén tròn có vị hơi đắng và có công dụng chính là lý khí, làm dịu, giảm đau, giúp lợi tiêu hóa, chống tiêu chảy, đầy hơi, điều trị viêm loét dạ dày và tắc ruột.

Theo y học hiện đại

Hoạt tính hạ đường huyết: Theo tạp chí Fitoterapia, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất ethanol, ethyl acetate và butanol từ rễ cây tổ kén tròn đều có tác dụng hạ đường huyết đáng kể (riêng chiết xuất butanol thì tác dụng hạ đường huyết của nó tương đương với Glibenclamide (thuốc cho bệnh nhân tiểu đường type 2). Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology cũng cho thấy chiết xuất ethanolic từ rễ cây có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu cũng như mỡ máu (ở chuột thí nghiệm). Điều này giải thích cho việc dân gian Ấn Độ đã dùng nước ép rễ cây để điều trị tiểu đường.

Và không chỉ rễ cây mà vỏ và quả cây cũng có tác dụng này. Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất nước từ vỏ cây thuốc này có tác dụng làm giảm đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường (qua đường uống).

Theo tạp chí Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, chiết xuất nước nóng của quả cũng có tác dụng chống tiểu đường vừa phải.

Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Journal of Food Science and Technology, chiết xuất phenolic từ quả tổ kén tròn có tác dụng chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do.

Hoạt tính chống co thắt: Theo tạp chí Phytotherapy research, quả cây này có hoạt tính giúp chống co thắt rất tốt và điều này đã giải thích vì sao nó thường được kê đơn trong các bài thuốc cổ truyền ở Ấn Độ để điều trị bệnh về đường ruột

Hoạt tính giảm đau: Theo tạp chí Fitoterapia, chiết xuất petroleum ether, chloroform và chiết xuất của rễ tổ kén tròn đều có tác dụng giảm đau đáng kể

Liều lượng và cách dùng Tổ kén tròn

Rễ, vỏ rễ (rễ to dùng vỏ), vỏ thân hoặc quả cây dó tròn được dùng chữa viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày, ngày dùng 12 – 20g, sắc nước uống.

Để chữa rối loạn tiêu hoá sinh đau bụng, dùng rễ và vỏ như trên, có thể dùng lá dó tròn 20g (hoặc 40g tươi), sắc lấy nước uống.

Ở Thái Lan, người ta dùng vỏ thân và rễ làm thuốc lợi tiêu hoá, quả được dùng trị đau dạ dày, đau cơ, viêm gan, chống đầy hơi, trừ tiêu chảy, lỵ và làm thuốc long đờm.

Ở Indonesia, quả được dùng chữa đau bụng, chống co giật, gỗ được sắc uống để chống giun, chữa đau bụng, viêm miệng áp-tơ.

Ở Trung Quốc, dó tròn cũng được dùng chữa viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, cảm mạo nóng sốt. Ở Ấn Độ, dó tròn rất hay được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau:

Quả và hạt dó tròn có tác dụng làm dịu và sẵn se, được dùng chữa đau tai, đau bụng, quặn ruột, đầy hơi, đặc biệt là cho trẻ em và chữa lỵ mạn tính; rễ, vỏ rễ và vỏ thân để chữa long đờm, làm dịu, săn se nên cũng được dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, chống tiết sữa và cảm cúm, dịch rễ tươi để chữa đái tháo đường, viêm mủ màng phổi (emprema), đau dạ dày, rắn cắn.

Bài thuốc chữa bệnh từ Tổ kén tròn

Điều trị viêm ruột mạn tính và loét dạ dày

Chuẩn bị: rễ và quả cây (từ 12 – 20g).

Thực hiện: xắt nhỏ, nấu lấy nước uống trong ngày.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (hoặc đau dạ dày thể nhiệt)

Chuẩn bị: rễ cây tổ kén tròn (16g), rễ cây hoàng lực (16g) và ba chạc (16g).

Thực hiện: tất cả rửa sạch, nấu lấy nước uống trong ngày.

Điều trị rối loạn tiêu hóa (đau bụng)

Chuẩn bị: lá cây tổ kén tròn (20 g).

Thực hiện: rửa sạch, nấu lấy nước uống hàng ngày.

Chữa đau tai có dịch tại chảy ra, loét tai:

Hạt dó tròn được tán thành bột mịn, trộn thật kỹ với dầu thầu dầu tinh khiết, lấy dịch trong nhỏ vào tai.

Bảo quản Tổ kén tròn

Phơi khô, bảo quản nơi khô thoáng


Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Tổ kén tròn. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và có cách sử dụng dược liệu thật an toàn và hiệu quả.

Sản phẩm có thành phần Cây tổ kén tròn

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Cây tổ kén tròn

Kit test nhanh Covid-19

Siro hỗ trợ giảm ho Dua Dewi hộp 12 gói x 15ml

53.000 đ - 90.000 đ

Đã bán 13 hộp

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn