lcp

Chỉ thực


Chỉ thực hay còn gọi là Chỉ xác, Xuyên chỉ xác,... thuộc họ Cam với danh pháp khoa học là Citrus hystrix DC. Trong y học, Chỉ thực có tác dụng chữa thần kinh dễ bị kích thích, đánh trống ngực, bệnh thần kinh gây mất ngủ, trần trọc ban đêm, động kinh, đau nửa đầu, ăn uống không tiêu. đầy hơi, tích trệ, ho đờm, tiểu tiện khó.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Chỉ thực bắc sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Chỉ thực bắc cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

chỉ thực

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Chỉ thực, Chỉ thực, Xuyên chỉ xác.
  • Tên khoa học: Citrus hystrix DC.
  • Họ:  họ Rutaceae (Cam)
  • Công dụng: Quả chỉ thực chữa thần kinh dễ bị kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh gây mất ngủ, trần trọc ban đêm, động kinh, đau nửa đầu, ăn uống không tiêu. đầy hơi, tích trệ, ho đờm, tiểu tiện khó.

Mô tả cây Chỉ thực

Cây gỗ nhỏ, cao 2 – 10m. Thân nhẵn. không gai. hoặc có gai ngắn, thẳng. Lá mọc so le, hình trái xoan, phiến dai, gốc tròn, đầu tù có khi lõm, hơi có răng ở gần đầu lá, cuống lá có cánh rộng, có khi to bằng phiến lá, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng.

Cụm hoa là một chùm mọc ở kẽ lá, gồm 6 – 8 hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, có 5 lá dài,5 cánh hoa, 20 nhị.

Quả hìոh cầu hoặc hìոh trứng, có núm, vỏ ngoài sần sùi, khi chín màu vàng nhạt, ruột màu vàng lục rất chua.

Mùa hoa: tháng 2 – 4; mùa quả: tháng 5 – 8

chỉ thực

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Chỉ thực là vị thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và miền nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Trấp mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh ở miền Bắc như Hà Nam, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình

Thu hoạch: Hái những quả xanh vào tháng 5 – 6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non, rụng dưới gốc cây, bổ đôi, phơi khô (chỉ thực)

Chế biến: Những quả Trấp có đường kính dưới 1 cm thì để nguyên còn quả trên 1 cm thì bổ đôi theo chiều ngang, rửa sạch, ngâm nước cho mềm, bỏ phần thịt v

à hạt quả, chỉ lấy phần vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô. Sau lại sao với nếp hoặc cám, đến khi cháy đen thì thu phần Chỉ thực, bỏ phần cám, bảo quản dùng dần. 

Bộ phận sử dụng của Chỉ thực

Chỉ thực là quả non đã phơi hay sấy khô, thu hái từ những quả có đường kính trên 1 cm, quả nhỏ hơn để nguyên

chỉ thực

Thành phần hóa học

Chỉ thực có alcaloid, glycosid, saponin

Cây mọc ở Philippin có vỏ quả chứa 4% tinh dầu trong đó thành phân chính là D – citral, lá chứa 0,08% tinh dầu. Với Cây mọc ở Ấn Độ, νỏ quả chứa 0,7% tinh dầu. Trong đó thành phần chính là D – citromelal.

Sato Akiyoshi và CS, 1990 đã xác định (-) – Citromelal là thành phần chính của tinh dầu lá (81%) và cành (78,64%). Vỏ quả chứa tinh dầu với 57 thành phần, trong đó có 23,64% (-) – citronellall; 25,93% β – pimen, 20,36% Sabinen. Dịch chiết từ nước quả chứa 39,50% β – pinen và 17,55% terpinen – 4 — ol. Còn dịch chiết từ vỏ quả chứa 31,54% β – pinen; 15.57%. Sabinen; 16,80% citronelal

Tác dụng của Chỉ thực

Theo y học cổ truyền

Chỉ thực có vị the, chua, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng tiêu tích trệ, hạ khí. thông trường vị, trừ đờm, tiêu thực (sao giòn), cầm máu (sao tồn tính).

Quả: chữa thần kinh dễ bị kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh gây mất ngủ, trần trọc ban đêm, động kinh, đau nửa đầu, ăn uống không tiêu. đầy hơi, tích trệ, ho đờm, tiểu tiện khó.

Hoa chữa bệnh co thắt và làm thuốc an thần gây ngủ nhẹ

Theo y học hiện đại

Cường tim, tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim. Chỉ thực còn làm tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, não, thận tuy nhiên máu ở động mạch đùi sẽ bị giảm.

Ức chế cơ trơn của ruột, chống co thắt dạ dày và làm tăng nhu động ruột.

Làm tăng hoạt động của tử cung ở cả phụ nữ có thai và chưa có thai

Liều lượng và cách dùng Chỉ thực

Dùng 4 – 12 gram/ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Chỉ thực

  • Chữa đau nhức trong ngực, đau cứng ngay dưới tim, đau xóc từ xương sườn đến tim: Dùng 4 quả Chỉ thực (càng lâu năm càng tốt), 120 g Hậu phác, Qua lâu 1 trái, 240 g Phỉ bạch, 30 g Quế, 5 thăng nước. Đầu tiên, sắc Chỉ thực và Hậu phác, lấy nước bỏ bã, sau đó xong cho các vị thuốc còn lại vào sắc thành thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa bôn đồn khí thống: Dùng Chỉ thực sao đen, tán bột. Mỗi ngày uống 12 g, ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần.
  • Chữa phong chẩn ngoài da: Sử dụng Chỉ thực tẩm với giấm gạo, sao vàng, chườm vào bùng da bệnh.
  • Chữa lỵ gây sa trực tràng: Sử dụng Chỉ thực, mài đá nhẵn một mặt, sao vàng với mật ong, chườm đến khi trực tràng rút lên.
  • Chữa âm hộ đau sưng: Sử dụng 240 g Chỉ thực, giã nát, sao vàng, gói trong vải sạch, chườm lên chỗ đau. Khi nguội thì sao nóng và chườm lại đến khi hết đau.
  • Chữa trĩ kinh niên ở trẻ em: Dùng Chỉ thực tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 30 viên uống lúc đói.
  • Trị táo bón: Dùng Chỉ thực, Tạo giáp, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn với hồ, làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô, dùng uống.

Lưu ý khi sử dụng Chỉ thực

Kiêng kỵ:

Phụ nữ đang mang thai. Người có cơ thể gầy yếu, Tỳ vị hư yếu.

Bảo quản Chỉ thực

Chỉ thực cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để không gây nấm mốc

 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Chỉ thực. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Chỉ thực

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn