lcp

Chromium là thuốc gì? Tác dụng của Chromium đối với sức khỏe


Chromium là một trong những nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể. Chromium có thể tìm thấy trong nhiều loại thức ăn và thực phẩm bổ sung. Chromium là chất gì và tác dụng của chất này đối với sức khỏe ra sao? Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề trên. 

Chromium là thuốc gì? 

Chromium (Crom - Cr) là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong y tế, Chromium được dùng để: 

  • Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Giảm mỡ máu ở bệnh nhân tăng cholesterol xấu (LDL)
  • Là thành phần trong thực phẩm chức năng giảm cân. 

Chromium được hấp thu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa (số lượng ít chỉ khoảng 0,5 - 10%). Crom hóa trị VI dễ hấp thu hơn so với hóa trị III do xuyên qua được màng tế bào. Vitamin B và C có thể làm tăng sinh khả dụng của thuốc chứa Chromium.  

Sau khi qua màng, Crom chuyển về dạng hoạt động là Cr3+, liên kết với các protein vận chuyển như transferrin, albumin, globulin,...để đến đích tác động. Thuốc phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể như gan, thận, lá lách, xương và mô mềm. Chromium thải trừ 80% qua nước tiểu, còn lại qua tóc, mồ hôi và mật. 

chromium

Thuốc chứa Chromium chủ yếu để kiểm soát đường huyết

Chỉ định và chống chỉ định của Chromium

Thực phẩm chức năng Chromium có chỉ định và chống chỉ định như sau: 

Chỉ định

Chống chỉ định

- Truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân hạ Crom máu.

- Bổ sung khoáng chất cho bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu. 

- Người suy nhược cơ thể do chế độ giảm cân thiếu dinh dưỡng.

- Bổ sung Crom cho người hôn mê, tiêu chảy kéo dài, nôn mửa. 


 

- Người dị ứng với Crom hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

- Bệnh nhân suy thận độ III, độ IV có chỉ định của bác sĩ. 

- Bệnh nhân suy gan (do thuốc chuyển hóa qua gan).

- Bệnh nhân mắc bệnh về thần kinh, tâm lý như trầm cảm, tâm thần phân liệt.

- Bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp, cận giáp)

Tương tác thuốc với Chromium

Chromium có thể gây tương tác khi dùng chung với các thuốc khác. Do đó, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các thuốc đang dùng trước khi sử dụng Chromium để điều trị. Một số thuốc có thể gây tương tác gồm:

  • Aspirin và thuốc nhóm NSAIDS, corticoid: Tăng nồng độ Chromium, tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. 
  • Thuốc trị tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn beta (Atenolol, Propranolol): Thay đổi sinh khả dụng của thuốc Chromium. 
  • Bệnh nhân dùng Levothyroxin để điều trị nhược giáp phải dùng Chromium trước 3 - 4 giờ hoặc sau 30 phút so với Levothyroxin để đảm bảo tác dụng. 
  • Insulin, Metformin, thuốc điều trị đái tháo đường type 2 khác: Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Thuốc lá, rượu bia và thực phẩm có cồn: Thay đổi sinh khả dụng của thuốc.
chromium

Thuốc lá, rượu bia có thể làm tăng sinh khả dụng

Liều dùng và cách sử dụng Chromium

Về cách dùng, Chromium có thể dùng đường uống (PO) hoặc đường tiêm (IV) tùy theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng, bệnh nhân nên kiểm tra chỉ số đường huyết, nhất là người bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả. 

Liều dùng thuốc Chromium thay đổi tùy lứa tuổi. Cụ thể trong bảng sau: 

Đối tượng

Liều dùng

Nữ giới 19 - 50 tuổi25 mcg/ngày
Nữ giới trên 50 tuổi20 mcg/ngày
Nam giới từ 19 - 50 tuổi35 mcg/ngày
Nam giới trên 50 tuổi30 mcg/ngày
Trẻ em dưới 1 tuổi0,2 mcg - 5,5 mcg/ngày
Trẻ em dưới 3 tuổi10 - 80 mcg/ngày
Trẻ em dưới 6 tuổi120 mcg/ngày
Trẻ em từ 7 - 10 tuổi50 - 200 mcg/ngày

 

Trong trường hợp quên liều, uống nhanh 1 liều càng sớm càng tốt. Nếu gần thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống tiếp liều mới. Tuyệt đối, không dùng liều Chromium gấp đôi để bù lại liều đã quên. Liều dùng trong bảng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, tùy vào thể trạng bệnh từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

chromium

Liều dùng thuốc Chromium thay đổi tùy lứa tuổi

Tác dụng phụ của Chromium

Khi sử dụng thuốc Chromium, một số tác dụng phụ có thể gặp như: dị ứng (nổi mẩn, nổi mề đay, ngứa da), khó ngủ, thay đổi tâm trạng, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, nước tiểu sậm màu và phân bạc màu. Thông báo ngay cho bác sĩ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà bạn gặp phải để có hướng giải quyết và xử lý phù hợp. 

chromium

Dị ứng và đau bụng là 2 tác dụng phụ thường gặp

Bảo quản thuốc 

Thuốc Chromium được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh môi trường ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sau khi dùng, không vứt thuốc vào đường ống thoát nước hoặc toilet. Không được dùng thuốc đã quá thời hạn sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có vấn đề thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc. 

Ở liều khuyến cáo, Chromium tương đối an toàn cho hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, thuốc chưa được nghiên cứu kỹ càng ở phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, nhóm đối tượng này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Nên ưu tiên bổ sung Crom bằng thức ăn thay vì sử dụng thuốc Chromium. Các thực phẩm giàu Crom như bông cải xanh, khoai tây, đậu xanh, men bia, táo, chuối, nho, sữa và các chế phẩm từ sữa,...

chromium

Ưu tiên bổ sung Crom bằng thức ăn

Nhìn chung, thuốc chromium có tác dụng trong việc bổ sung yếu tố vi lượng crom trong trường hợp chế độ ăn cung cấp không đầy đủ chất này. Đây là thuốc thuộc nhóm kê đơn và phải có chỉ định của bác sĩ. Mong rằng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc về thuốc chromium là gì. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với Medigo để được giải đáp nhé! 

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software

  • Địa chỉY1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900636 647 (1000đ/phút; 8-21h kể cả T7, CN).
  • Emailcskh@medigoapp.com 
Dược sĩ

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng với chuyên môn sâu về cung cấp thông tin thuốc qua các bài viết chuyên môn, cập nhật các thông tin dược phẩm, các loại thuốc đang lưu hành, đảm bảo cung ứng thuốc đúng chất lượng, đúng giá.

Sản phẩm có thành phần Chromium

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Chromium

XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn