lcp

Cúc la mã


Cúc la mã là một thực vật có hoa trong họ hoa cúc, đây là loại hoa thường dùng làm đồ uống và thuốc để chữa các bệnh như dạ dày và an thần nhẹ.…để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Cúc la mã cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

cúc la mã

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cúc la mã
  • Tên khoa hoc: Roman Chamomile
  • Họ: họ cúc Asteraceae
  • Công dụng: Trà hoa cúc la mã làm giảm viêm, sốt, hoạt động như thuốc an thần nhẹ, cung cấp các hoạt chất chống trầm cảm, giảm chứng đau bụng co thắt, chứng khó tiêu và cải thiện loét dạ dày. Chiết xuất hoa cúc la mã dùng bôi tại chỗ có tác dụng làm dịu kích thích da. Cơ chế là do tinh dầu chứa thành phần bisabolol, flavonoids apigenin và luteolin.

Mô tả Cúc la mã

Cúc la mã là một loài cây hoa dại dễ sống, ưa nắng, ưa đất cát. Tổng chiều cao thân cây khoảng 1 - 1,5m với các lá nhỏ hình răng cưa. Một thân phân ra nhiều cành. Thân và lá màu xanh sẫm. Hoa khi nở có màu trắng, nhiều cánh nhỏ, chỉ có 1 lớp, nhụy vàng, gần giống với cúc họa mi ở Việt Nam.

cúc la mã

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố

  Cúc la mã thường mọc gần khu dân cư ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Loài cây này còn phân bố ở vùng ôn đới thuộc Bắc Mỹ và Úc. Vì hạt cây cúc La Mã sinh trưởng ở chỗ đất trống và thoáng nên chúng thường mọc ở gần đường đi, xung quanh các bãi đất trống và mọc trên những cánh đồng hoa như một loài hoa dại.

Thu hoạch - chế biến: 

Thông thường người ta thu hoạch phần bông hoa để làm vị thuốc trong y học phương Đông. Cúc la mã sau khi trồng khoảng 6 tháng có thể thu hoạch được. Hoa được phơi khô hoặc sấy lạnh, ít khi dùng hoa tươi vì không bảo quản được lâu. Ngoài ra, hoa cũng được điều chế để làm tinh dầu nhờ phương pháp chưng cất bằng hơi nước.

Đầu tiên, để thu hoạch cúc la mã, cần chọn ngày thời tiết mát mẻ, khô ráo, nắng nhẹ, không mưa. Thời gian thích hợp nhất trong ngày để thu hái hoa là buổi sáng khoảng 6 - 9 giờ hoặc chiều mát từ 4 - 6 giờ.

Bộ phận sử dụng Cúc la mã: 

Hoa 

cúc la mã

Thành phần hóa học- Tác dụng của Cúc la mã

Cúc la mã bao gồm 3 thành phần hóa học chính là: Chamazulene, Bisabolol và Flavonoid.

  • Chamazulene: Đây là một chất hóa học nổi tiếng trong việc kháng viêm. Nhờ khả năng tuyệt vời đó mà giúp các tế bào phát triển khỏe mạnh và tiêu diệt các tác nhân gây hại. ứng dụng của chất này trong cúc la mã hỗ trợ rất tốt trong điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích
  • Bisabolol: Thành phần hóa học này nổi tiếng trong các sản phẩm trị mụn. Tinh chất giúp làm dịu các tổn thương cũng như có khả năng chống viêm nhẹ. Ngoài ra, bisabolol còn cung cấp độ ẩm phù hợp cho làn da giúp da luôn ẩm mịn, căng mướt.
  • Flavonoid: Đây là chất chống oxy hóa mạnh. Giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da. Vì vậy, cúc la mã có tác dụng lớn trong việc chăm sóc da của chị em phụ nữ.

Ngoài ra, loại hoa này còn chứa một số thành phần hóa học khác như: Coumarin, vitamin E, canxi,... với hàm lượng thấp hơn.

Liều lượng và cách dùng Cúc la mã

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu Cúc la mã  theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. 

Bài thuốc chữa bệnh từ Cúc la mã

1. Bài thuốc trị chứng đầy hơi từ trà hoa Cúc la mã

Cho 2 - 3 gam hoa Cúc la mã khô vào nước ấm khoảng 10 phút là sử dụng được. Có thể dùng túi trà bán sẵn. Dùng hàng ngày hoặc ngay khi có cảm giác đầy hơi, khó tiêu. Bài thuốc này làm giảm đi tối đa các triệu chứng bí khí, đầy hơi, căng tức bụng. Thích hợp với cả trẻ nhỏ cũng như người lớn sử dụng hàng ngày. Hương vị của loại trà từ cúc la mã khá dễ chịu, không đắng nên rất dễ uống.

2. Bài thuốc giảm đau đầu từ Cúc la mã phơi khô

Lấy 1 thìa cà phê hoa cúc đã phơi khô (khoảng 2 - 3 gam) pha vào 250ml nước đun sôi. Để khoảng 10 - 15 phút để trà phai hết tinh chất và nguội bớt là có thể dùng được. Nên dùng thường xuyên trước bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.

Nếu dùng tinh dầu, nhỏ vào gan bàn chân mỗi bên 1 giọt, dùng tay mát xa nhẹ nhàng. Làm tương tự với thái dương và vùng trán. Đây là cách hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu.

3. Bài thuốc làm sáng da mặt hiệu quả từ Cúc la mã

Để sở hữu một làn da sáng mịn, tươi trẻ, đầy sức sống, hãy nhúng hai gói trà Cúc la mã vào 200ml nước sôi dùng để xông mặt giúp lỗ chân lông giãn nở để bụi bẩn thoát ra ngoài. Sau đó, rửa mặt lại với nước sạch để se khít lỗ chân lông. Cần kiên trì thực hiện suốt thời gian dài mới mong đạt được kết quả như ý muốn.

4. Cách làm giảm quầng thâm mắt đơn giản từ bã trà Cúc la mã

Trà cúc la mã tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng để uống thường xuyên mỗi ngày. Phần bã trà không nên vứt đi mà tận dụng trị quầng thâm mắt. Bã trà sau khi đã pha xong cho vào tủ lạnh đến khi sờ cảm thấy mát tay. Trước khi đi ngủ đắp vào vùng dưới mắt. Dùng đều đặn hàng ngày giúp làm giảm quầng thâm hiệu quả và giúp cơ thể thư giãn.

5. Cách chăm sóc vùng kín từ tinh dầu Cúc la mã

Nhỏ hai 2 - 3 giọt tinh dầu Cúc la mã vào một chậu nước nhỏ để rửa vùng kín. Có thể thay thế bằng hoa tươi hoặc hoa khô. Tuy nhiên, dạng tinh dầu nguyên chất vẫn chứa hàm lượng các chất cao hơn và dễ bảo quản cũng như sử dụng. Sau một thời gian dài sử dụng, tình trạng viêm nhiễm vùng kín sẽ tự mất. Khu vực vùng kín bớt khí hư, mùi hôi rõ rệt.

6. Bài thuốc trị gàu, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe

Đun hoa Cúc la mã tươi lấy nước gội đầu có tác dụng làm sạch da đầu, tóc bóng mượt nhanh dài và hạn chế đáng kể tình trạng gàu. Ở Việt Nam, nếu khó kiếm hoa tươi, có thể thay thế bằng hoa khô hoặc tinh dầu. 

7. Bài thuốc an thần, dễ ngủ, ngủ sâu từ cúc la mã

Nhúng 1 - 2 túi trà hoa Cúc la mã vào 250ml nước sôi và để nguội tự nhiên. Uống thường xuyên trước khi đi ngủ khoảng 30 - 45 phút sẽ giúp người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ sâu giấc hơn, giảm tình trạng mê sảng khi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng Cúc la mã

- Những người dị ứng với hoa Cúc la mã, ngay cả những hoa họ cúc nên cẩn thận khi dùng loại trà này.

- Tránh dùng trà Cúc la mã trong thời kỳ mang thai vì nó có thể kích thích dạ con làm tăng nguy cơ sấy thai.

- Những người bị chứng rối loạn xuất huyết hay đang dùng các thuốc chống đông máu không được khuyến cáo vì trà hoa cúc chứa hợp chất coumarin làm tăng nguy cơ xuất huyết.

- Trà Cúc la mã còn gây buồn ngủ nên cần lưu ý sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Uống với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và những phản ứng ngoài da đối với nhiều người.

Bảo quản Cúc la mã

Hoa tươi không giữ được lâu nên phơi khô hoặc sấy lạnh vẫn là lựa chọn thích hợp nhất để bảo quản cúc la mã. Hiện nay, phương pháp sấy lạnh là hiện đại nhất. Việc làm này đảm bảo vệ sinh, tránh nấm mốc và không phụ thuộc vào nhiệt độ tự nhiên của môi trường. Sản phẩm từ hoa Cúc la mã sau khi sấy lạnh có hạn sử dụng lên tới hơn 1 năm.

Sản phẩm có thành phần Cúc la mã

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn