lcp

Dầu cọ (Palm Oil) là gì? 07 Tác dụng của dầu cọ đối với sức khỏe


Dầu cọ ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp. Cụ thể loại dầu thực vật này thường có công dụng chăm sóc tóc, dưỡng ẩm, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da… Vậy dầu cọ còn có những lợi ích nào khác đối với sức khỏe? Mời bạn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu chung về dầu cọ

Dầu cọ là gì?

Dầu cọ là một sản phẩm từ thực vật chiết xuất từ phần cùi (thịt) của quả cọ được thu hoạch từ cây cọ dầu. Những giống cây cọ dầu chủ yếu được dùng để chiết xuất dầu cọ là cọ dầu Mỹ (Elaeis oleifera) và cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis).

Cần phân biệt giữa dầu cọ (palm oil) và dầu hạt cọ (palm kernel oil). Mặc dù cả hai loại dầu thực vật này đều được tạo ra từ cùng một loại cây, tuy nhiên dầu hạt cọ là loại dầu được chiết xuất từ phần hạt của quả thay vì phần cùi như dầu cọ. Chính vì vậy dầu hạt cọ cũng có các dưỡng chất và công dụng khác biệt so với dầu cọ.

Ngày nay, dầu cọ được xếp vào nhóm có giá thành rẻ và được sử dụng rộng rãi hàng đầu trên thế giới. Nó chiếm tỷ lệ 1/3 sản lượng dầu thực vật được sản xuất trên toàn cầu. Đặc biệt, loại dầu này được mệnh danh là món quà mà tạo hóa ban tặng cho người Malaysia.

dầu cọ

Dầu cọ được chiết xuất từ thịt của quả cọ

Thành phần dinh dưỡng của dầu cọ

Một muỗng canh dầu cọ (tương đương với khoảng 14g) chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 114
  • Chất béo: 14g
  • Chất béo bão hòa: 7g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 5g
  • Chất béo không bão hòa đa: 1,5g
  • Vitamin E: 11% lượng khuyến nghị sử dụng hàng ngày

Trong dầu cọ, chất béo bão hòa chủ yếu là axit palmitic, chiếm tỷ lệ đến 44% lượng calo của dầu. Loại dầu này cũng cung cấp hàm lượng dồi dào axit oleic cùng một lượng nhỏ axit stearic và axit linoleic. Đặc biệt dầu cọ chưa tinh chế còn được biết đến với màu đỏ cam tự nhiên. Đó là bởi loại dầu này chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoids, nổi bật là beta-carotene – một chất mà cơ thể có khả năng hấp thụ và chuyển đổi thành vitamin A.

Khi ở nhiệt độ phòng, dầu cọ sẽ có dạng bán rắn tương tự như dầu dừa. Tuy nhiên điểm tan chảy có nó lên đến 35 độ C, cao hơn đáng kể so với mức 24 độ C của dầu dừa. Sở dĩ có điều này là do sự khác biệt của các thành phần axit béo giữa hai loại dầu.

Dầu cọ có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Với những thành phần dinh dưỡng đa dạng, dầu cọ mang lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe con người:

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Dầu cọ chứa nhiều beta-carotene với công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung năng lượng cho cơ thể và điều hòa nội tiết tố. Các chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha (Mumbai, Ấn Độ) khẳng định rằng, dầu cọ rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, từ đó phòng chống những tổn thương gây ra do oxy hóa.

dầu cọ

Dầu cọ giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể

Cải thiện thị lực

Dầu cọ thô chứa rất nhiều beta – thành phần vô cùng quan trọng đối với thị lực. Chất chống oxy hóa của dầu cọ có chức năng như cơ chế phòng thủ bảo vệ cơ thể, giúp ích cho việc chuyển hóa tế bào. Bổ sung dầu cọ sẽ giúp phòng chống đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Tốt cho não bộ

Một trong những tác dụng của dầu cọ là tăng cường trí não. Loại dầu này chứa tocotrienols – một dạng vitamin E có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức khỏe não bộ.

Khi tiến hành thử nghiệm trên động vật, các chuyên gia đã phát hiện được rằng tocotrienol của dầu cọ có công dụng bảo vệ những chất béo không bão hòa đa trong não. Từ đó ngăn chặn những tổn thương não, hạn chế nguy cơ đột quỵ và đẩy lùi sự tiến triển của chứng mất trí nhớ.

Tốt cho tim mạch

Tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition đã công bố nghiên cứu chứng minh công dụng của dầu cọ trong nấu ăn. Cụ thể loại dầu thực vật này có hàm lượng cholesterol LDL và HDL cao. Nhờ vậy mà cơ thể bạn được cân bằng lại một cách lành mạnh và sức khỏe của hệ thống tim mạch cũng được tăng cường.

dầu cọ

Dầu cọ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch

Chống lão hóa da

Dầu cọ có Tocotrienols – đây là chất rất hiếm với khả năng thâm nhập sâu vào từng lớp da, từ đó bảo vệ và khôi phục từ gốc từ bào. Ngoài ra loại dầu này còn có nhiều chất chống oxy hóa mạnh là vitamin E giúp đẩy lùi các gốc tự do, làm chậm các dấu hiệu lão hóa và cải thiện nếp nhăn.

Ngoài ra, dầu cọ còn sở hữu hàm lượng vitamin E vượt trội hơn một số loại dầu khác như bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân… Axit béo và vitamin E còn có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da để làn da luôn căng bóng, tươi trẻ và mịn màng.

Chăm sóc tóc

Dầu cọ là nguồn cung cấp vitamin E và beta-carotene phong phú. Khi được cơ thể hấp thụ, chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A tự nhiên. Vitamin A có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tật. Vì vậy nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giảm thiểu hiện tượng rụng tóc. Ngoài ra, vitamin E có tác dụng đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa, bao gồm cả bệnh rụng tóc.

Phòng chống ung thư da

Dầu cọ chứa nhiều loại chất béo lành mạnh cùng nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, phenolic, axit oleic và squalene. Đặc biệt, Tocotrienols của dầu cọ đã được chứng minh là sở hữu khả năng ngăn ngừa tiền oxy hóa lipid cao hơn 40 – 60 lần khi so sánh với vitamin E thông thường.

Khi bôi trực tiếp lên da, dầu cọ sẽ tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ làn da trước những ảnh hưởng tiêu cực của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, nó còn góp phần ngăn ngừa ung thư da, ức chế sự phát triển của các khối u.

dầu cọ

Dầu cọ có công dụng phòng chống ung thư da

Một số câu hỏi về dầu cọ

Palm oil là gì?

Palm oil được dịch ra tiếng Việt là dầu cọ - một loại dầu chiết xuất từ phần cùi của quả cọ lấy từ cây cọ.

Có nên sử dụng dầu cọ không?

Trên thực tế, vẫn có một số nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực của dầu cọ đối với tim mạch. Đó là bởi loại dầu thực vật này rất giàu chất béo bão hòa – tác nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường tuýp 2, béo phì và thừa cân. Do đó các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế dùng dầu cọ để tránh gặp phải những vấn đề về sức khỏe.

Ăn quả cọ có tác dụng gì?

Quả cọ có nhiều công dụng như chống oxy hóa, kháng khuẩn, tăng cường thị lực, ổn định thần kinh… Quả cọ có thể chế biến thành nhiều món như xôi cọ, bánh dày cọ, cọ luộc…

Trên đây là những thông tin hữu ích về dầu cọ, một trong những loại dầu thực vật phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ nắm được cách sử dụng dầu cọ sao cho phù hợp nhất.

Sản phẩm có thành phần Dầu cọ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn