lcp

Ô liu


Ô liu hay còn được gọi là Olive, thuộc họ Nhài (Oleaceae) với tên khoa học là Olea europaea. Trong y học, Ô liu có tác dụng chống oxy hóa, điều trị bệnh tim mạch, cholesterol cao, huyết áp cao…

Không chỉ được sử dụng trong thực phẩm để làm gia tăng hương vị của món ăn, Ô liu đã được sử dụng làm vị thuốc trong y học từ rất lâu trong dân gian. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, hãy cùng Medigo tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Ô liu cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: Ô liu.

Tên khác: Olive.

Tên khoa học: Olea europaea.

Họ: Nhài (Oleaceae).

Mô tả cây Ô liu

Ô liu, là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, Châu Á và Châu Phi. Cây ngắn và thấp, không vượt quá 8 - 15 mét, một giống duy nhất bao gồm 40.000 cây, được tìm thấy ở khu vực xung quanh Pisciotta thuộc vùng Campania, miền nam nước Ý, vượt quá con số này, với đường kính thân tương ứng lớn. Các lá có màu xanh và thuôn dài, có kích thước dài 4 - 10 cm chiều dài và 1 - 3 cm chiều rộng. Thân cây có đặc điểm lồi lõm và xoắn.

Hoa Ô liu thường có màu trắng và có lông, với đài hoa và tràng hoa có 10 khe, hai nhị, và nhụy hoa, nở thành chùm mọc ra từ nách lá, quả Ô liu là một quả nhỏ dài 1 - 2,5 cm khi quả chín, thịt mỏng hơn và nhỏ hơn ở cây mọc dại so với cây ăn quả. Ô liu thu hoạch vào giai đoạn lá cây có màu xanh đến màu tím. Ô liu đen đóng hộp thường được làm thêm màu đen nhân tạo và có thể chứa gluconat sắt hóa học để cải thiện vẻ bề ngoài.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây Ô liu trồng nhiều ở các nước ven Địa trung hải trên đất đá sỏi và khô ráo. Cây còn được trồng ở những nơi khác chẳng hạn Trung Mỹ, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc. Nước ta đã nhập cây Ô liu về trồng nhưng chưa nhân rộng ra được.

Vì nhiều giống Ô liu có khả năng không có quả hoặc gần như vậy, chúng thường được trồng theo cặp với một giống chính duy nhất và một giống thứ cấp được chọn để có khả năng thụ phấn cho cây chính. Trong thời gian gần đây, khoa học đang nổ lực để được hướng đến việc sản xuất các giống cây lai với các đặc tính hữu ích cho nông dân, chẳng hạn như kháng bệnh, tăng trưởng nhanh và cây trồng lớn hơn hoặc phù hợp hơn.

Rất nhiều giống cây Ô liu được biết đến. Các giống Ô liu có ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc, kích thước, hình dạng và đặc điểm sinh trưởng cũng như chất lượng của dầu Ô liu. Giống Ô liu có thể được sử dụng chủ yếu để lấy dầu hoặc ăn.

Bộ phận sử dụng của Ô liu

Bộ phận sử dụng của Ô liu là vỏ cây, lá và dầu của vỏ quả.

Thành phần hóa học

Ô liu có thành phần gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Vitamin và khoáng chất: Vitamin E, Đồng, Sắt, Canxi, Natri và nhiều hợp chất hữu cơ khác oleuropein, Hydroxytyrosol, Tyrosol, Axit Oleonalic, Quercetin và ngoài ra Oleocanthal có tác dụng giảm đau giống Aspirin.

Tác dụng của Ô liu

Theo y học cổ truyền

Vỏ Ô liu đắng, chát, theo Đông y được dùng thay thế Canhkina. Dầu vỏ quả có tác dụng làm nhầy, dịu và nhuận tràng. Gôm từ thân có tính trị thương. Dầu Ô liu được sử dụng vì có những tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng và dùng ngoài để trị và làm dịu cơn đau một số bệnh ngoài da.

Theo y học hiện đại

Ung thư vú

Phụ nữ sử dụng nhiều dầu Ô liu hàng ngày trong chế độ ăn uống dường như có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người không sử dụng.

Bệnh tim

Sử dụng dầu Ô liu trong chế độ ăn hàng ngày dường như có nguy cơ mắc bệnh tim thấp cũng như nguy cơ đau tim thấp hơn so với việc sử dụng loại dầu khác. Hơn nữa, sử dụng dầu Ô liu còn giúp giảm cholesterol. Bởi vì, cholesterol cao và huyết áp cao là yếu tố gây ra nguy cơ của bệnh tim. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khi tuân theo chế độ ăn kiêng bao gồm dầu Ô liu cũng làm giảm nguy cơ các bệnh đau tim, đột quỵ và tử vong liên quan đến bệnh tim so với tuân theo chế độ ăn kiên tương tự bao gồm ít hoặc không có dầu Ô liu.

Táo bón

Dùng đường uống dầu Ô liu sẽ giúp làm mềm phân ở những người bị táo bón.

Bệnh tiểu đường

Những người sử dụng dầu Ô liu cao hơn (khoảng 15 - 20 gam mỗi ngày) dường như có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với những người không sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hơn 20 gam mỗi ngày không có tăng lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho thấy dầu Ô liu giúp cho việc cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Dầu Ô liu trong chế độ ăn Địa Trung Hải cũng có thể làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch ở bệnh nhân tiểu đường so với những loại dầu không bão hòa như dầu hướng dương.

Cholesterol cao

Dầu Ô liu được sử dụng trong chế độ ăn thay vì chất béo bão hòa có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần ở những người bị cholesterol cao. Mặc khác, với một số loại dầu ăn kiêng khác cũng có thể giúp làm giảm cholesterol toàn phần tốt hơn dầu Ô liu.

Huyết áp cao

Dầu Ô liu nguyên chất thêm vào một lượng lớn vào chế độ ăn uống cùng với việc tiếp tục thực hiện các phương pháp điều trị thông thường cho huyết áp cao có thể cải thiện tình trạng huyết áp ở những người huyết áp cao trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Liều lượng và cách dùng Ô liu

Lá cây ô liu có tác dụng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường.

Liều dùng: 5 - 10 g lá sắc uống, có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0.5 g.

Bài thuốc chữa bệnh từ Ô liu

Điều trị sỏi mật 

Dùng 100 g dầu Ô liu nguyên chất để ngậm và nuốt trôi trực tiếp.

Trường hợp khi bài tiết sỏi mật ra ngoài, người bệnh có thể sử dụng 100 - 200 g dầu Ô liu để ngậm và nuốt trôi vào buổi sáng sớm khi bụng đói, sẽ giúp mài mòn sỏi và bài tiết chúng ra ngoài.

Lưu ý khi sử dụng Ô liu

Dầu Ô liu là một chất béo, nếu sử dụng trực tiếp dễ gây cảm giác khó nuốt và buồn nôn. Vì vậy, nên sử dụng dầu Ô liu kèm với dung dịch bạc hà để người bệnh dễ nuốt hơn hoặc có thể kết hợp dầu Ô liu với cốt chanh hay nước bưởi.

Bảo quản Ô liu

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Ô liu. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Ô liu là loài cây được trồng ở nhiều nơi và là một loại dược liệu lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để tận dụng hết tối đa hiệu quả tốt đối với sức khỏe, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 

Dược sĩ

Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Hiện là cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà thuốc, chuyên môn sâu tư vấn về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, cung cấp thông tin và đào tạo kiến thức về thuốc cho Dược sĩ tư vấn.

Sản phẩm có thành phần Dầu ô liu

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn