lcp

Đại Hồi là gì? Tác dụng và bài thuốc dân gian từ Đại Hồi


Đại hồi là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, được trồng nhiều ở nước ta ới vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Ngoài ra, đại hồi còn là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Đại hồi cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây.

đại hồi

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Đại hồi, Hồi, Mạy chác, Mác hồi (Tày), Bát giác hồi hương, Hồi sao, Pít cóc (Dao).
  • Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.
  • Họ: họ Hồi (Illiciaceae)
  • Công dụng: Chống co thắt, long đờm, thơm, sát trùng, lợi tiểu, chống viêm, kích thích và đặc tính khử trùng.

Mô tả cây Đại hồi

Cây cao 6 - 10 m. Cành, thân mọc thẳng, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám, tạo cho cây dáng thon gọn và tán lá hẹp, xanh tốt quanh năm.

Lá mọc so le nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4 – 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục mép nguyên có lượn sóng hoặc không, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòn, vò nát có mùi thơm. Lá rất dễ rụng khỏi cành nếu cắt cành rời khỏi cây. 

Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Noãn đa số là 8 có khi 9 – 10.

Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và toả tròn thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa 1 hạt màu nâu bóng, hạt hình trứng, nhẵn bóng. Thường thì có từ 2 – 6 đại bị lép. Có những cây cho quả đến 10 đại, to đều ít bị lép. Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu.

đại hồi là gì

Phân bố, thu hoạch và chế biến

  • Hồi được coi là một đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trừ Hữu Lũng và Nam Chi Lăng. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên.
  • Trồng bằng hạt. Chọn quả to đều cánh từ 8 – 10 cánh (đại) của những cây ở độ tuổi trưởng thành (30 – 40 tuổi), không bị sâu bệnh, thường xuyên sai quả và được chăm sóc tốt. Phơi nắng nhẹ, quả sẽ nứt, hạt rơi ra. Bảo quản hạt trong cát trong 3 tháng khi hạt nứt nanh 7 – 10% thì gieo. Thường gieo trước tết nguyên đán 2 tuần. Khi cây ra lá đều thì cấy vào bầu. Cây con 20 – 25 tháng tuổi thì đem trồng.
  • Cây ra hoa vào lúc 5 tuổi. Những năm đầu tiên sản lượng thường thấp. Cây trưởng thành, 1 năm có thể cho từ 20 – 40 kg quả. Có thể khai thác đến khi cây 100 tuổi hoặc hơn nữa.
  • Thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Hái lấy quả từ màu lục chuyển thành vàng, nhúng qua trong nước sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 đến 6 ngày cho khô. Để nơi khô, mát, tránh bay tinh đầu.

Bộ phận sử dụng của Đại hồi

Bộ phận dùng của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô). Quả phức, thường gồm 8 đại, đôi khi nhiều đại hơn, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, xếp thành hình sao xung quanh một trụ trung tâm. Mặt trong màu nhạt hơn và nhẵn bóng. Cuống quả nhỏ và cong, đính vào trụ quả. Hạt hình trái xoan, màu vàng nâu, nhẵn bóng. Quả có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt.

tác dụng của đại hồi

Thành phần hóa học

Quả chứa 9‑10% tinh dầu (chủ yếu là trans-anethol 80‑90%). Theo Dược điển Việt nam V, hàm lượng anethol phải hơn 85% trong tinh dầu. Lá, cuống lá, hoa, quả đều có tinh dầu. Ngoài ra còn chứa sesquiterpen (anisatin), flavonoid (kaempferol, quercetin) và lignan, các phenylpropanoid (verimol A-F, K…). Trong quả non có chứa nhiều acid shikimic.

Tác dụng của Đại hồi

Theo y học cổ truyền:

  • Đại hồi có tác dụng chữa đau bụng, bụng đầy hơi.
  • Đại hồi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng.
  • Dược liệu chữa đau nhức tê thấp, thấp khớp.
  • Dược liệu chữa đái dầm, ngộ độc và bệnh nấm da.
  • Đại hồi có tác dụng sát trùng và giảm đau.

Theo y học hiện đại:

  • Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tác dụng long đờm, ức chế sự lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng.
  • Dược liệu có tác dụng lợi sữa và làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột.
  • Tác dụng tạo mùi hương trong thuốc đánh răng.

Lưu ý khi sử dụng Đại hồi

Bệnh cảm sốt, bệnh thuộc âm, bị thương nhiệt không nên dùng.

Đại hồi là một cây thuốc quý, cần được nhân giống và bảo vệ ở Việt Nam. Quả và tinh dầu đại hồi có rất nhiều tác dụng quý. Sản phẩm từ Đại hồi dễ dàng tìm thấy trên thị trường của nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Dược sĩ

Dược sĩ Lê Thu Hà

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.

Sản phẩm có thành phần Đại hồi

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn