lcp

Đường nho là đường gì? Những điều cần biết về đường nho


Đường nho ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ vị ngon đặc trưng cùng nhiều công dụng trong việc chế biến thực phẩm. Vậy đường nho là gì và có gì khác biệt so với các loại đường khác như đường phèn, đường mía, đường cát… Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về đường nho trong bài viết sau đây nhé.  

Đường nho là gì?

Đường nho (Glucono Delta Lactone) là loại đường được chiết xuất và kết tinh từ mật ong hoặc quả nho. Nó cũng khá giống với những loại đường mà chúng ta sử dụng hàng ngày làm từ củ cải đường, mật mía… Tuy nhiên đường nho đặc biệt hơn một số loại đường khác bởi nó nhỏ và mịn hơn, gần giống như bột mịn, với màu trắng thuần cùng hương vị đặc trưng. Khi nếm bạn sẽ thấy vị ngọt nhẹ ban đầu và dần chuyển sang vị chua. Đường nho cũng có mùi hương không quá gắt như các loại đường thường dùng.

Khi được thủy phân trong nước, đường nho sẽ chuyển hóa thành acid, hình thành nên kết tủa như giấm và chanh tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm hơn. Loại đường này có tính acid nhẹ và không có mùi, vì vậy thường được dùng để tạo hương thơm cho các món ăn, nhất là món tào phớ. So với đường kính thông thường, đường nho có một số điểm khác biệt như sau:

  • Về khối lượng: 50gr đường nho = 50gr đường thường
  • Về độ ngọt: Độ ngọt của đường nho = 1/2 độ ngọt của đường thường
đường nho

Đường nho là đường gì? Đây là loại đường được kết tinh từ mật ong hoặc quả nho

Một số công dụng của đường nho

  • Không chỉ sở hữu vị ngọt đặc trưng mà đường nho còn có đặc tính làm đông thực phẩm. Vì vậy loại đường này có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như đậu hũ nước đường, sữa chua, tào phớ…
  • Bên cạnh đó, đường nho còn được sử dụng để điều chỉnh độ pH khi sản xuất nước giải khát hay tinh chỉnh hương vị của món nem chua.
  • Ngoài ra, một số người làm bánh giàu kinh nghiệm cũng bật mí rằng khi nướng bánh có thể thêm một chút đường nho để tăng độ tơi xốp của bánh, nhất là các loại bánh bông lan.
đường nho

Một số trong công dụng của đường nho đó là làm tăng độ xốp cho bánh

Đường nho và gelatin khác nhau thế nào?

Cả đường nho và gelatin đều là những nguyên liệu dùng để làm đông thực phẩm, được sử dụng phổ biến cho món tào phớ. Ngoài ra, nếu sử dụng đúng liều lượng thì cả hai nguyên liệu này đều an toàn đối với sức khỏe. Mặc dù vậy, vẫn có một số điểm khác biệt giữa gelatin và đường nho mà bạn cần biết như sau:

  • Màu sắc và khả năng hòa tan: Đường nho mịn hơn, có màu trắng trong và tinh khiết vì vậy tan trong nước nhanh hơn so với gelatin.
  • Hương vị: Khi dùng để chế biến thực phẩm, đường nho sẽ tạo ra hương vị thơm nồng. Trong khi đó nếu ngửi kỹ thì gelatin sẽ có mùi hơi tanh bởi nó được sản xuất từ xương động vật. Tuy nhiên mùi vị món ăn sẽ được giữ nguyên nếu bạn cho lượng gelatin vừa phải.
  • Màu sắc của thành phẩm: Khi cho đường nho vào món ăn thành phẩm sẽ có màu trắng và độ mịn màng. Nếu sử dụng gelatin thì món ăn sẽ chuyển màu trắng ngà hơi vàng.
đường nho

Gelatin và đường nho có một số điểm khác biệt

Hướng dẫn cách làm tào phớ bằng đường nho đơn giản nhất

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu nành khô: 150g
  • Đường nho: 1 thìa
  • Lá dứa: 1 bó
  • Đường hoa mai: 300g
  • Nước: 800ml

Các bước làm tào phớ từ đường nho

Bước 1: Sơ chế đậu nành

Ngâm đậu nành khoảng 4 – 6 tiếng trong nước sạch đến khi đậu nở mềm, sau đó đãi và loại bỏ hết lớp vỏ bên ngoài.

Ngâm đậu nành khoảng 4 – 6 tiếng trước khi làm tào phớ

Bước 2: Nấu sữa đậu nành

Đậu này đã sơ chế đổ vào máy làm sữa đậu nành rồi cho thêm 800ml nước lọc. Sau khi đã hình thành sữa đậu nành, bạn dùng vải mịn để lọc bã đậu có trong sữa. Hớt sạch bọt nổi bên trên để tào phớ không bị vữa và mịn màng hơn.

Lấy phần sữa đậu nành vừa lọc và đun sôi trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Trong quá trình đun bạn cần hớt hết bọt và đảo cho đều tay để tào phớ không bị chua.

Dùng vải mịn để lọc bã đậu có trong sữa đậu nành

Bước 3: Làm tào phớ

Hòa tan đường nho trong nước, đến khi sữa đậu nành sôi thì láng nồi bằng nước đường nho.

Cho tào phớ vào nồi cơm điện để đường nho giúp tào phớ đông lại.

Đậy hờ nắp nồi cơm điện trong khoảng 30 phút, lưu ý không di chuyển nồi trong quá trình nấu và không được để nước từ nắp nồi rớt xuống tào phớ bên dưới. Nếu làm đúng theo hướng dẫn trên đây thì bạn đã hoàn thành món tào phớ thơm ngon và béo mịn rồi.

Nấu tào phớ trong nồi cơm điện

Bước 4: Chế nước đường

Hòa tan đường hoa mai với nước đun sôi và lá dứa. Nếu không có lá dứa thì bạn có thể thêm tinh dầu chuối khi nước đường đã nguội.

Hớt từng lớp tào phớ vào bát rồi rưới nước đường lên. Đây là món ăn vô cùng thanh mát, bổ dưỡng ngày hè.

Món tào phớ thơm ngon làm từ đường nho

Một số câu hỏi thường gặp về đường nho

Có bao nhiêu loại đường nho?

Hiện nay có hai loại đường nho chủ yếu được bày bán trên thị trường là đường nho xuất xứ từ Ý và đường nho có nguồn gốc từ Pháp. Nhìn chung thành phần của những sản phẩm này khá tương đồng. Đường nho Pháp được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng hơn nhờ giá thành rẻ, dễ kiếm nhưng đường nho Ý lại được đánh giá cao về độ ổn định, ít chảy nước.

Trong thời gian gần đây còn xuất hiện các sản phẩm đường nho kém chất lượng của Trung Quốc. Do đó bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về nguồn gốc, nhãn mác, hạn sử dụng… của sản phẩm trước khi mua hàng.

Đường nho là chất gì?

Căn cứ vào công thức hóa học C6H10O6 thì có thể kết luận rằng đường nho là một loại đường glucose. Glucose là đường đơn (monosaccarit), có độ ngọt chỉ bằng một nửa đường thông thường. Đường glucose được tìm thấy trong các bộ phận của cây như quả chín, rễ, hoa, lá cây… đặc biệt là trong quả nho chín.

Tác hại của đường nho là gì?

Đường nho được chiết xuất từ quả nho tươi nguyên chất hoàn toàn không chứa gluten và không gây sâu răng. Loại đường này là một carbohydrate từ nhóm monosaccarit. Nó không tạo ra sự lên men và giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả. Vì vậy có thể khẳng định rằng đường nho hoàn toàn không gây hại cho cơ thể, khác với thạch cao dùng làm tào phớ.

Cách làm đường nho như thế nào?

Để sản xuất đường nho, người ta sẽ oxy hóa D-glucose để tạo thành dung dịch acid gluconic. Sau đó, dung dịch này sẽ được sử dụng để kết tinh với các vi sinh vật, nước brom hoặc các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật. Nguồn glucose được sử dụng để làm đường nho chủ yếu là tinh bột ngô.

Mong rằng những thông tin về đường nho trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm và công dụng của loại đường này. Khi tìm mua đường nho, bạn nên lựa chọn những cửa hàng tin cậy để đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhé. 
 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Đường nho

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Đường nho

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn