lcp

Hạ Khô Thảo là cây gì? Tác dụng và vị thuốc từ Hạ Khô Thảo


Hạ khô thảo hay còn được gọi là Mạch Hạ Khô, Tịch Cú, Bổng Trụ Đầu Hoa… thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) với tên khoa học là Prunella vulgaris L. Trong y học, Hạ khô thảo có tác dụng điều trị lao hạch, viêm họng, viêm tử cung, đái tháo đường, mụn nhọt, cao huyết áp…

Là loại cây chỉ phân bố chủ yếu ở một vài nơi tại Việt Nam, nhưng từ lâu Hạ khô thảo đã được sử dụng để làm bài thuốc trong y học dân gian. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, hãy cùng Medigo tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cối xay cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây.

cây hạ khô thảo

Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: Hạ khô thảo.

Tên khác: Mạch Hạ Khô, Tịch Cú, Bổng Trụ Đầu Hoa, Nãi Đông, Yến Diện, Mạch Tuệ Hạ Khô Thảo, Thiết Tuyến Hạ Khô, Thiết Sắc Thảo.

Tên khoa học: Prunella vulgaris L.

Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Mô tả cây Hạ khô thảo

Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá.

Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.

cây hạ khô thảo

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Hạ khô thảo là loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.

Ở Việt Nam, cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Hạ khô thảo đã được khai thác, trước đây phải nhập của Trung Quốc. Cây hạ khô thảo mọc nơi sáng ẩm, thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Cây hạ khô thảo có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 – 90 ngày, cây ra hoa.

Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô.

Bộ phận sử dụng của Hạ khô thảo

Cả thân, lá, hoa của cây Hạ khô thảo đều có thể dùng. Tuy nhiên, phần được sử dụng nhiều nhất là hoa. Khi hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy đến khô.

tác dụng của hạ khô thảo

Thành phần hóa học

Trong Hạ khô thảo chứa:

  • Alkaloid tan trong nước.
  • Tinh dầu: chứa D-camphor (khoảng 50%), a-fenchon và D-fenchon.
  • 3,5% muối vô cơ: trong các muối vô cơ chủ yếu là Kali chlorua.
  • Chất đắng có trong dược liệu là Prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic).
  • Ngoài ra còn có Denphinidin cyanidin.
  • Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có: nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,7g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).

Tác dụng của Hạ khô thảo

Theo y học cổ truyền

Tính vị theo đông y: Vị đắng, cay, tính hàn, không độc, vào hai kinh can và đởm. Hạ khô thảo có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mất, làm thuốc chữa loa lịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ.

Theo y học hiện đại

Hạ khô thảo thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hô, gan mật nhiệt, huyết áp cao, viêm thần kinh da, lở ngứa, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, lợi niệu chữa tiểu buốt, tiểu rắt.

Liều lượng và cách dùng Hạ khô thảo

Dùng 8 – 16g/ngày. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hạ khô thảo

Điều trị lao hạch

Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Lợi niệu, chữa tiểu buốt, tiểu rắt 

Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Điều trị cao huyết áp

Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 – 4 đợt, tùy bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g. Hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.

Chữa vết bầm, vết thương

Dùng Hạ khô thảo giã và đắp vào vết thương.

Lưu ý khi sử dụng Hạ khô thảo

Những người sợ lạnh, lạnh trong người, ăn uống kém, bụng chướng, khó tiêu… nên cẩn trọng khi sử dụng.

Bảo quản Hạ khô thảo

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Hạ khô thảo. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Hạ khô thảo là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để tận dụng hết giá trị của dược liệu đối với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh được những tác dụng không mong muốn.

Dược sĩ

Dược sĩ Lê Thu Hà

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.

Sản phẩm có thành phần Hạ khô thảo

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn