lcp

Hẹ


Hẹ hay còn gọi là cửu thái tử, khởi dương thảo,... thuộc họ Hành (Alliaceae) có danh pháp khoa học là Allium ramosum L.. Trong y học, cây Hẹ được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh như đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun,… 

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Hẹ sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Hẹ cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

hẹ

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo, du thái tử
  • Tên khoa học: Allium ramosum L.
  • Họ:  họ Hành (Alliaceae).
  • Công dụng: điều trị nhiều chứng bệnh như đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun,…

Mô tả cây Hẹ

Cây hẹ không chỉ là cây rau, gia vị mà còn là một cây thuốc nam quý.

Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu.

Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm.

Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác.

Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.

Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

hẹ

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn.

Thu hoạch: Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.

Chế biến: Sau khi thu hái, bạn nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời.

Bộ phận sử dụng của Hẹ

Hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử, du thái tử. Toàn cây cũng được dùng

hẹ

Thành phần hóa học

Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và Vitamin C.

Trong 1 kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ.

Tác dụng của Hẹ

Theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng:

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu.

Theo y học hiện đại

Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;

Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển;

Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin,… có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;

Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp.

Liều lượng và cách dùng Hẹ

Hẹ có thể được dùng bằng các cách:

Chế biến thành các món ăn;

Dùng tươi: Giã nát, lấy nước cốt để điều trị vết thương, viêm nhiễm tại chỗ;

Chế biến thành các bài thuốc nam bằng cách kết hợp với các loại dược liệu khác.

Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế vẫn khuyên thường xuyên nên dùng hẹ. Tuy nhiên, liều lượng mỗi lần dùng cần cân nhắc, gia giảm vừa đủ. Liều dùng cụ thể còn phải tùy thuộc vào món ăn, công thức của bài thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hẹ

Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.

Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.

Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.

Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.

Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.

Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.

Lưu ý khi sử dụng Hẹ

Người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ;

Ăn quá nhiều hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt;

Không nên ăn hẹ vào mùa hè;

Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Do đó, không chế biến rau hẹ cùng với các loại thực phẩm này;

Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, người dùng không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Bảo quản Hẹ

Để giữ hẹ được lâu, người dùng có thể rửa sạch hẹ, dùng giấy gói lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
 

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Hẹ. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng với chuyên môn sâu về cung cấp thông tin thuốc qua các bài viết chuyên môn, cập nhật các thông tin dược phẩm, các loại thuốc đang lưu hành, đảm bảo cung ứng thuốc đúng chất lượng, đúng giá.

Sản phẩm có thành phần Hẹ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Hẹ

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn