lcp

Hoa Đậu Biết


Hoa đậu biếc hay còn gọi là Hoa đậu biếc hay còn gọi là bông biếc, hoa đậu bếp, hoa đậu tím,… thuộc họ Đậu (Fabaceae), danh pháp khoa học là Clitoria ternatea L. Trong y học. đậu biếc có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tẩy xổ. Gần đây hoa đậu biếc là thức uống phổ biến của nhiều chị em phụ nữ bởi màu sắc đẹp mắt và nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy hãy cùng Medigo tìm hiểu thêm về Hoa đậu biếc như công dụng, liều lượng, tác dụng phụ trong bài viết dưới đây

hoa đậu biếc

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Hoa đậu biếc, hoa đậu tím, bông biếc
  • Tên khoa học: Clitoria ternatea L.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)
  • Công dụng: chống oxy hóa, cải thiện não bộ, bảo vệ thị lực, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị tiểu đường

Mô tả cây Đậu biếc

  • Cây thảo leo, sống nhiều năm, dài 4 – 5m. Thân cành mềm, hình trụ, hơi có lông.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, có 5 – 7 lá chét hình trái xoan rộng, dài 2,5 – 4 cm, rộng 1,8 – 2,5 cm, gốc tủ, đầu tròn hoặc hơi khuyết, mép nguyên, hai mặt rải rác có lông áp sát; cuống lá kép dài 5 – 6 cm, gần như nhẵn; lá kèm hình dải.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc 2, hình mắt chim; hoa màu lơ, hồng hoặc trắng, dài khoảng 5 cm; đài hình ống, dài 1,8 cm, có răng hình trái xoan nhọn, tràng có cảnh cờ hình bầu dục, viền giữa màu vàng cam, thắt lại ở gốc, không có móng, dài 4,5 cm, các cánh bên có móng dài 2 cm, cánh thia có móng dài 1,2 cm; nhị hai bó, bao phấn hình elip, bầu có lông, vòi nhụy dẹt.
  • Quả dài 10 cm, có mỏ, rộng 1 cm, màu hung, hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhỏ; hạt 5 – 10, hình thận dẹt, dài 6 mm, điểm màu lục đen.
  • Mùa ra  hoa: tháng 6 – 8; mùa quả: tháng 9 – 11.
hoa đậu biếc

Phân bố và sử dụng

Phân bố: Cây phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi, từ Bắc vào Nam, bao gồm: Quảng Ninh (Quảng Yên); ngoại thành Hà Nội và bãi giữa, Ninh Bình (Phúc Nhạc), Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng: Khánh Hòa (Nha Trang, Ninh Hòa, Vọng Phu); Ninh Thuận (Bà Râu, Ba Lap); Bình Thuận (Phan Thiết), Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Australia 

Sử dụng: Cây đậu biếc thường được trồng để trang trí nhà cửa, tăng tính thẩm mỹ cho các khu vực như sân vườn, hàng rào… Đặc biệt, hoa đậu biếc là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất với nhiều công dụng như chế biến thực phẩm, bài thuốc trị bệnh hay làm chất tạo màu phẩm nhuộm…

hoa đậu biếc

Thành phần hóa học của Hoa đậu biếc

Hoa chứa thành phần este và glycosid tạo ra màu xanh đặc trưng của hoa. Bên cạnh đó, trong loài hoa này còn chứa hàm lượng cao chất flavonoid và anthocyanin rất tốt cho sức khỏe con người.

Công dụng của Hoa đậu biếc

  • Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da
  • Hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch
  • Tốt cho não bộ
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Duy trì sức khỏe của đôi mắt
  • An thần, giảm stress, chống trầm cảm
  • Giúp giảm cân

Bài thuốc chữa bệnh từ Hoa đậu biếc

1. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Cách thực hiện

  • Dùng 3 – 4 hoa đậu biếc nấu với 100ml nước.
  • Đợi khi nước sôi già, nước cạn xuống bớt thi tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước cho ra ly, đợi cho nguội bớt và uống hết trong ngày.
  • Cách thực bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì thực hiện lâu dài sẽ đạt được kết quả rõ rệt qua từng ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang

Cách thực hiện

  • Dùng 1 – 2 bông đậu biếc cho vào nồi, đổ vào 1 ly nước to và đun sôi lên.
  • Đợi khoảng 3 phút thì tắt bếp, đổ nước ra ly và hít lấy hơi nước nóng tỏa ra.
  • Cố gắng dùng mũi hít thật mạnh, mỗi bên hít từ 10 – 15 lần.
  • Thực hiện liên tục cách này trong vòng 5 – 7 ngày giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả.

3. Bài thuốc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 50ml dịch chiết từ hoa đậu biếc, 1 nhánh sả, 2 quả tắc, 10ml mật ong nguyên chất và 1 ly nước sôi.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ly nước sôi, đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước thuốc uống hết trong ngày. Chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần/ tuần trong suốt thời gian dài sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.

4. Cách tăng cường hệ miễn dịch bằng hoa đậu biếc

  • Dùng 2 – 3 bông đậu biếc khô cho vào cốc nước nóng, thêm vào vài giọt nước cốt chanh.
  • Khuấy đều lên và uống hết một lần.
  • Mỗi ngày chỉ áp dụng cách này một lần và thực hiện liên tục trong suốt khoảng thời gian dài để có được sức khỏe tốt nhất.

Ngoài những cách sử dụng bông đậu biếc chữa bệnh, nhiều người còn sử dụng nó để chế biến thành các món ăn hoặc thức uống thơm ngon và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Điển hình như:

  • Siro hoa đậu biếc: Dùng khoảng 50 bông đậu biếc tươi rửa sạch. Cho vào nồi 250g đường và 500ml nước lọc. Khuấy hỗn hợp này đến khi đường tan hết rồi cho bông đậu biếc vào nấu sôi lên. Khi nước chuyển sang màu xanh thì chỉnh nhỏ lửa xuống rồi tiếp tục nấu cho đến khi nước cô đặc lại thành siro lỏng. Đợi nguội hẳn và cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu hơn.
  • Chế biến thành món ăn: Một số món ăn ngon từ hoa đậu biếc như xôi, miến xào, trộn, rau câu, bánh trôi… Không chỉ thơm ngon mà còn giúp nâng cao cải thiện sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng Hoa đậu biếc

Tuy rằng hoa đậu biếc chứa nhiều công dụng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe con người nhưng nếu dùng không đúng cách có thể dẫn tới những tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn,... Do đó, nếu bạn thuộc những đối tượng sau đây nên cẩn trọng khi sử dụng hoa đậu biếc:

Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm;

Người có tiền sử dị ứng với nhiều chất lạ;

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng hoa đậu biếc làm thực phẩm;

Khi uống trà hoa đậu biếc, nhất là trong lần sử dụng đầu tiên nên nhâm nhi từ từ vừa để cảm nhận hương vị vừa để phát hiện kịp thời những phản ứng bất thường của cơ thể do trà gây nên;

Nếu đang phải dùng thuốc để điều trị bệnh, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoa đậu biếc vì có thể xảy ra phản ứng tương tác giữa thành phần của hoa và các loại thuốc mà bạn đang sử dụng;

Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật,... cần hết sức thận trọng khi dùng hoa đậu biếc;

Ban đầu nên sử dụng hoa với liều vừa phải. Nếu uống trà thì nên bắt đầu từ 1 - 2 ly (khoảng 5 - 10 bông, tương đương 1 - 2g hoa khô/ngày).

 

Hoa đậu biếc không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có cách sử dụng loại dược liệu này hợp lí và an toàn hơn cho sức khỏe của bạn.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Hoa đậu biếc

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Hoa đậu biếc

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn