lcp

Ích trí nhân là gì? Tác dụng và vị thuốc từ ích trí nhân


Ích trí nhân là vị thuốc được chế biến từ quả của cây ích trí. Loại dược liệu này có công dụng nổi bật nhất là trị chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ… Ngoài ra, dược liệu ích trí nhân còn có nhiều tác dụng hữu ích khác mà Medigo sẽ giới thiệu trong bài viết này.

Tìm hiểu về ích trí nhân

Ích trí nhân (Alpinia oxyphylla Mig) còn có tên gọi khác là trích đinh tử, ích chí tử, anh hoa khố… Đây là vị thuốc lấy từ hạt và quả của cây ích trí thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), chi Alpinia Roxb. Cây ích trí mọc hoang ở khắp các khu vực rừng núi trung du và thượng du.

Ở Trung Quốc, người ta tìm thấy loài cây này ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và đảo Hải Nam. Tại Việt Nam khu vực phân bố của ích trí vẫn chưa được xác định, một số tài liệu cho rằng cây xuất hiện ở khu vực Nam Bộ. HIện dược liệu ích trí nhân ở nước ta chủ yếu là nhập từ Trung Quốc.

ích trí nhân

Ích trí nhân còn có tên gọi khác là trích đinh tử, ích chí tử…

Đặc điểm sinh thái

Về cây ích trí, đây là loài cây thân thảo, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao từ 1 – 3m, thân rễ mọc bò ngang. Lá cây rộng từ 3 – 6cm, dài từ 17 – 33cm, mọc so le và có dạng mũi mác. Cụm hoa của cây ích trí mọc thành chùm tận cùng, đài hoa có dạng hình trụ với lông bao phủ bề mặt, tràng hoa có 3 cánh hình bầu dục và đi kèm ống dài khoảng 1cm, màu sắc trắng, ở giữa điểm các đốm đỏ.

Quả nang hình cầu hoặc hình trứng/trứng thuôn, đầu có mũi nhọn, nhiều nếp nhăn dọc, chuyển màu đỏ hoặc hồng khi chín, bên trong có hạt dạng đầu tù, màu nâu đen. Toàn cây tỏa ra hương thơm đặc biệt, mùa ra hoa là từ tháng 3 – 5, mùa quả từ tháng 6 – 9.

cây ích trí nhân

Bộ phận dùng của ích trí nhân

Hạt và quả của cây ích trí đã phơi hoặc sấy khô khô. Quả được lựa chọn là loại quả mập, hạt to nhằm cung cấp hàm lượng thành phần dược liệu cao nhất.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Người ta thu hái ích trí nhân từ tháng 7 đến tháng 8, tức là khi quả chuyển từ nâu sang vàng xanh. Hạt có chất lượng tốt là loại hạt to và đầy. Cách bào chế dược liệu như sau:

Đổ cát vào nồi to, đốt lửa nóng, hạt ích trí bỏ vỏ ngoài và cho vào trong nồi, sao đến khi phồng lên và chuyển màu vàng là được. Tiếp theo lấy hạt ích trí ra và loại bỏ hết cát, chỉ lấy nhân hạt. Trộn với nước muối theo tỷ lệ 50kg ích trí nhân cho 1,4kg muối. Sao qua và để nguội, bảo quản nơi thoáng mát khô ráo và dùng dần. Tuy nhiên không nên sao quá kỹ vì có thể làm giảm lượng tinh dầu của vị thuốc.

hạt ích trí nhân

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học chính và quan trọng nhất của ích trí nhân bao gồm:

  • 0.7% tinh dầu, trong đó có Sesqui Tecpen C10H24 và Sesqui Tecpen Ancola, Tecpen C10H16
  • 1.7% saponin, 1,8-Cineole, A – Terpineol, A – Cyperone, A – Dimethyl Benzenepropanoic acid, B – Elemene, 1 – Methyl-3-Isopropylcyclohexane, Guaiol, Zingiberol, Aromadendrene

Tác dụng của ích trí nhân

Theo y học cổ truyền

Trung Dược Đại Từ Điển cho rằng, ích trí nhân có vị cay, tính ôn, quy vào kinh thận, tỳ. Dược liệu này có các công dụng như bổ dạ dày, làm ấm thận, trị chứng mộng tinh, đái dầm, tiêu chảy,

Theo y học hiện đại

Y học hiện đại đã nghiên cứu và kết luận một số công dụng của ích trí nhân như sau:

  • Trung Dược Học: Hỗ trợ cường tim, làm giãn mạch, kìm hãm hoạt động co bóp của đại tràng.
  • Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990: Ức chế tình trạng viêm tuyến tiền liệt
  • Theo Yamahara J và Chem Pharm Bull Tokyo 1990: Phòng chống viêm loét dạ dày
  • Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học: Tăng ngoại vi huyết dịch tế bào bạch cầu
  • Điều trị tại chỗ trên chuột nhắt trắng bằng cao chiết methanol ích trí hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm phù, ức chế sự phát triển của khối u.
  • Ngoài ra theo một số tài liệu nghiên cứu khác, ích trí nhân còn có các tác dụng như hạn chế tiểu són, giảm co thắt cơ bàng quang, kháng viêm, ức chế thụ thể muscarinic…
  • Vị thuốc này cũng hỗ trợ quá trình hồi phục cơ bàng quang đối với người có bàng quang bị suy yếu, tiểu không tự chủ, người đã điều trị xơ cứng cổ bàng quang.
  • Một số công dụng khác của dược liệu có thể kể đến như giãn mạch ngoại vi, hạ nhịp tim, ức chế nhu động ruột.

Một số vị thuốc từ ích trí nhân

Trị tiểu đêm

  • Bài thuốc 1: 20 hạt ích chí tử uống với 200ml nước, dùng trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Ích trí nhân (đã sao muối), thiên thai ô dược mỗi loại chuẩn bị lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn. Tiếp đó nấu hoài sơn thành hồ để trộn cùng các vị thuốc đã nghiền bột và hoàn thành viên nhỏ bằng hạt ngô. Uống 30 viên/lần với nước sôi khi đói.
tác dụng của ích trí nhân

Bài thuốc trị chứng tiểu đêm nhiều lần từ ích chí tử

Trị di tinh

Bài thuốc 1: Phục thần, phục linh, ích trí nhân với liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột, dùng 8g/lần, 2 lần/ngày, uống cùng nước ấm đã đun sôi.

Trị chứng nước dãi chảy nhiều

Phục linh 16g, xa tiền tử, quất bì, bán hạ, đảng sâm, ích trí tử mỗi loại 12g, sắc lấy nước và uống khi còn ấm.

Trị tiêu chảy

  • Bài thuốc 1: Ô mai, trần bì, can khương, tiểu hồi, mộc hương mỗi loại 6g, kha tử nhục, hoài sơn, ích chí tử mỗi loại 12g. Nghiền thành bột mịn và làm thành viên hoàn, dùng từ 4 – 8g/lần, uống 2 lần/ngày tùy từng độ tuổi. Bài thuốc này dùng để trị chứng tiêu chảy lâu ngày do tỳ thận dương hư.
  • Bài thuốc 2: Phục thần, phục linh, ích chí tử nghiền bột mịn, dùng từ 8 – 12g/lần.

Trị chứng tiêu chảy liên tục, bụng đau trướng

80g ích trí nhân sắc thật đặc, lấy nước uống dần.

Trị đi tiểu ra máu

Cam thảo, viễn chí mỗi loại 320g, phục thần 80g, ích chí tử 80g. Nghiền bột và trộn cùng rượu rồi hoàn thành viên cỡ bằng hạt ngô lớn. Mỗi lần lấy 50 viên uống cùng nước gừng sắc, hiệu quả tốt nhất khi đói.

Trị đầy bụng, tiểu đục như nước vo gạo

Tẩm ích chí tử với nước muối rồi sao lên. Dùng nước gừng sống tẩm hậu phác sao tiếp. 2 vị bằng nhau, thêm 1 trái táo, 3 lát gừng và sắc lấy nước uống khi còn nóng.

Vị thuốc thơm miệng

8g cam thảo, 40g ích chí tử, nghiền thành bột và đóng trong gói kín. Thi thoảng liếm một chút bột thuốc để làm tan mọi mùi hôi tanh trong miệng.

Lưu ý khi sử dụng ích trí nhân

  • Không dùng cho người băng huyết do nhiệt, bạch trọc
  • Không dùng cho người huyết táo, có hỏa
  • Không dùng cho người âm hư, thủy, táo nhiệt
  • Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai

Tuy là một vị thuốc không độc nhưng ích trí nhân cũng có chỉ định, chống chỉ định và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách. Medigo khuyên bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.

Sản phẩm có thành phần Ích trí nhân

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn