lcp

Khổ qua


Khổ qua hay còn được gọi là Mướp đắng, Mướp mủ,... thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có danh pháp khoa học là Momordica charantia L.. Khổ qua có vị đắng, quả có tính lạnh, trong khi hạt có tính ấm. Ngoài được dùng làm thực phẩm, khổ qua còn là một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trị rôm sảy, chữa sốt.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Khổ qua sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Khổ qua cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Khổ qua

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Mướp đắng, Khổ qua, Mướp mủ, Lương qua, Chưa rao (Mường), Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
  • Tên khoa học: Momordica charantia L.
  • Họ:  họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
  • Công dụng: Ho, tả, lỵ, giun, dễ tiêu, tê thấp (Quả). Lòi dom (Lá giã đắp). Rôm sảy (Quả nấu nước tắm). Bệnh về gan và lá lách. Ở Ấn Độ, quả và lá chữa trẻ, hủi, vàng da và tẩy giun.

Mô tả cây Khổ qua

Mướp đắng là một loại dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ.

Lá mọc so le, dài 5- 10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thuỳ hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2cm.

Quả hình thoi dài 8-15cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc.

Khổ qua

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Mướp đắng, Khổ qua, Mướp mủ, Lương qua, Chưa rao (Mường), Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
  • Tên khoa học: Momordica charantia L.
  • Họ:  họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
  • Công dụng: Ho, tả, lỵ, giun, dễ tiêu, tê thấp (Quả). Lòi dom (Lá giã đắp). Rôm sảy (Quả nấu nước tắm). Bệnh về gan và lá lách. Ở Ấn Độ, quả và lá chữa trẻ, hủi, vàng da và tẩy giun.

Mô tả cây Khổ qua

Mướp đắng là một loại dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ.

Lá mọc so le, dài 5- 10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thuỳ hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2cm.

Quả hình thoi dài 8-15cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc.

Khổ qua

Thành phần hóa học

Trong khổ qua có một số thành phần được ghi nhận bao gồm:

Peptide, Charantins, Ancaloit, Momocdixin

Ngoài ra, hàng loạt các thành phần dưỡng chất như chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất cũng được tìm thấy trong lá và quả khổ qua.

Tác dụng của Khổ qua

Theo y học cổ truyền

Tính vị:

Quả và lá mướp đắng có vị đắng, tính lạnh.

Hạt có vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu

Liều lượng và cách dùng Khổ qua

Ở nước ta, ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh), mướp đắng còn được dùng làm một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trị rôm sảy, chữa sốt.

Theo sách cổ đông y mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc. Ngày dùng chừng 2 quả bỏ hết hạt, nấu mà ăn.

Hạt dùng với liều 3g hạt khô, dưới dạng thuốc sắc. Tại nhiều nước khác cũng dùng mướp đắng làm thuốc. Ví dụ tại Poocto-Rico (một nước gần Cuba, Châu Mỹ), mướp đắng được dùng chữa bệnh đái đường (Rivera c., 1941. Preliminary Chemical and pharmacological studies cundeamor Momordica charantia Linn-Amer, J.

Tại Ấn Độ, nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, nó có tác dụng chữa giun.

Bài thuốc chữa bệnh từ Khổ qua

1. Nước tắm cho trẻ con nhiều rôm sảy:

Mướp đắng 2-3 quả nấu với nước để tắm cho trẻ em. Ngày 1 lần.

2. Chữa ho:

Mướp đắng 1-2 quả, nấu với nước mà uống làm 1 hay 2 lần trong ngày.

3. Chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin:

Quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô tán bột. Ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước

4. Chữa chốc đầu trẻ em:

Dùng lá đào nấu nước gội, rồi giã nát quả và hạt mướp đắng bôi

5. Chữa thấp khớp:

Dây lá mướp đắng, dây đau xương (sao rượu), cây xấu hổ (sao), rễ nhàu, cỏ xước, vòi voi (sao), cối xay mỗi vị 8g, rễ ngũ trảo 5g, quế chi 4g, gừng sống 3g, dây thần thông 2g. Sắc uống ngày 1 thang

Lưu ý khi sử dụng Khổ qua

Mặc dù khổ qua là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:

1. Kích thích sẩy thai

Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung.

Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.

2. Không tốt cho sữa mẹ

Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.

3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.

4. Hạ đường huyết quá mức

Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này.

Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua.

Bảo quản Khổ qua

Với dạng mướp đắng đã qua sơ chế, nên giữ trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi lại phòng ẩm mốc hay mối mọt.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Khổ qua. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này cũng như có cách sử dụng Khổ qua thật hợp lí và an toàn cho sức khỏe

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Khổ qua

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn