lcp

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của khoai tây đối với sức khỏe


Khoai tây là một trong những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, gồm carb, đạm, chất xơ, vitamin,... Sở hữu nhiều dưỡng chất như thế nên chúng thường được lựa chọn trong các bữa ăn hàng ngày. Cùng Medigo app tìm hiểu thông tin chi tiết về khoai tây qua nội dung bài viết này.

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây hay Solanum tuberosum là loại củ được sử dụng phổ biến hiện nay. Nó rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Đặc biệt, khoai tây có giá thành rẻ nên được đa số người dùng ưa chuộng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai tây đã “góp mặt” trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt.

Carb

Carb là thành phần chủ yếu có trong khoai tây, hoạt động chủ yếu ở dạng tinh bột. Nó có hàm lượng ở khoảng 66 - 90% trọng lượng khô. Bên cạnh tinh bột, củ khoai tây còn chứa một lượng nhỏ các loại đường. Có thể kể đến như glucose, sucrose, fructose.

khoai tây

Khoai tây chứa card là thành phần chủ yếu

Theo nhiều nghiên cứu, khoai tây là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao. Vì thế, không nên sử dụng khoai tây cho người bị bệnh tiểu đường. Nhưng lượng đường trong khoai tây sẽ thay đổi theo từng cách chế biến khác nhau. Trường hợp làm lạnh khoai tây trước khi nấu sẽ giúp giảm lượng đường và chỉ số GI còn khoảng 25 - 26%.

Chất xơ

Bên cạnh carb, khoai tây còn chứa một lượng nhất định chất xơ, có nhiều ở phần vỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 12%. Ngoài ra, khoai tây tồn tại loại chất xơ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện tốt cho hệ tiêu hóa. Đó là tinh bột kháng. Loại tinh bột này cũng hỗ trợ kiểm soát hàm lượng đường có trong máu của cơ thể.

Chất đạm

So với các cây lương thực như gạo, lúa mì hay ngô thì khoai tây có lượng protein (đạm) tương đối thấp. Ở trọng lượng khô, hàm lượng chất đạm có trong khoai tây khoảng 8 - 9%. Đối với khoai tây tươi thì có chứa tầm 1 - 1.5% protein. 

khoai tây có tác dụng gì

Hàm lượng protein có trong khoai tây thấp

Patatin là loại protein chính có trong khoai tây. Nó có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực đối với các đối tượng nhất định. Thế nên, nếu cơ địa của bạn dễ bị dị ứng thì nên cân nhắc trước khi ăn khoai tây.

Vitamin và những khoáng chất

Khoai tây cũng chứa các loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Trong số đó, có thể kể đến như Vitamin C, B6, Kali, Folate,...

  • Vitamin C: Là loại vitamin có nhiều trong khoai tây. Nhưng đối với trường hợp nấu chín hoặc chế biến chưa đúng cách sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C đáng kể.
  • Kali: Là khoáng chất có nhiều ở vỏ khoai tây. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin B6: Giữ vai trò thiết yếu trong sự hình thành những tế bào hồng cầu của cơ thể. Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đạm, chất béo cùng carbohydrate.
  • Folate: Chất này tồn tại chủ yếu ở vỏ khoai tây, nhất là của khoai tây có màu. Folate hỗ trợ ngừa những căn bệnh ung thư ác tính. Đồng thời tăng lượng máu cho phụ nữ trước và sau khi sinh con.
khoai tây có tác dụng gì

Khoai tây chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Các hợp chất khác

Hầu hết các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học thường có nhiều ở vỏ của khoai tây. Ngoài ra, đối với khoai tây có ruột và vỏ màu đỏ hoặc tím sẽ chứa lượng polyphenol dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe tổng thể. Các hoạt chất chống oxy hóa có ở khoai tây bao gồm:

  • Axit clo hóa: Đây là loại polyphenol chính có trong củ khoai tây.
  • Lutein: Được biết đến là chất chống oxy hóa carotene, hỗ trợ tăng cường cho sức khỏe của mắt. Lutein được tìm thấy phổ biến ở loại khoai tây ruột vàng.
  • Catechin: Cũng là chất chống oxy hóa. Nó chứa ⅓ trong tổng lượng polyphenol và thường gặp nhiều ở khoai tây tím.
  • Glycoalkaloids: Thuộc nhóm phytonutrients độc hại, sản sinh từ khoai tây. Vì thế, nó có thể gây hại đến sức khỏe của bạn nếu dùng với số lượng quá lớn.
khoai tây có tác dụng gì

Catechin thường gặp ở khoai tây tím

Lợi ích sức khỏe mà khoai tây mang đến cho cơ thể

Khoai tây có tác dụng gì? Nó có tốt cho sức khỏe không? Tham khảo ngay 6 công dụng phổ biến của khoai tây hiện nay.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao bất thường là một trong các yếu tố mắc phải bệnh tim. Để giảm huyết áp, nhiều người đã tìm đến khoai tây. Bởi trong loại củ này có chứa axit chlorogenic cùng kukoamines, là những khoáng chất và hợp chất thực vật hỗ trợ hạ huyết áp nhanh chóng. 

Ngoài ra, hàm lượng cao Kali trong khoai tây cũng giúp giảm huyết áp đáng kể. Từ đó cải thiện về sức khỏe tim mạch.

khoai tây có tác dụng gì

Khoai tây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Kiểm soát và giảm cân

Theo một nghiên cứu về 40 loại thực phẩm đánh giá rằng ăn khoai tây sẽ dễ làm no nhất. Vì thế, khoai tây góp phần giảm cân hiệu quả, giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện trong khoai tây nguyên chất có chứa loại protein làm ức chế cơn thèm ăn. Nó có tên là proteinase 2 (PI2). Điều này chứng minh khoai tây có hiệu quả nhất định trong việc kiểm soát và giảm cân.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Tinh bột kháng có trong khoai tây giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Không những vậy, chất này còn có khả năng kháng insulin. Từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường trong máu cho cơ thể. Bạn có thể bảo quản khoai tây ở ngăn mát tủ lạnh để tăng thêm hàm lượng tinh bột kháng.

khoai tây có tác dụng gì

Khoai tây hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu nhờ thành phần tinh bột kháng

Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong tác dụng của khoai tây là tăng cường hệ miễn dịch. Bởi khoai tây giàu hàm lượng vitamin C, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nó giúp ngừa các bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng, chảy máu nướu răng,... Thế nên, khoai tây được nhiều người tin dùng nhờ công dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Như có đề cập ở trên, khoai tây có chứa lượng tinh bột kháng nhất định. Đây là chất không bị phá vỡ, có khả năng hấp thu hoàn toàn vào cơ thể. Loại tinh bột này khi đến ruột già sẽ trở thành nguồn thức ăn cho những lợi khuẩn có trong ruột. Cũng vì vậy mà tinh bột kháng trong khoai tây có thể cải thiện tốt hệ tiêu hóa.

 

Khoai tây hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa

Tăng cường sức khỏe thị lực

Công dụng của khoai tây có thể kể đến việc tăng cường sức khỏe thị lực. Để bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu, bạn cần chăm sóc cẩn thận và có lối sống lành mạnh. Đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt, trong đó có khoai tây. Nhờ thành phần Lutein có trong loại khoai tây ruột vàng mà giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Với những công dụng trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn khoai tây có tốt không.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

Sau đây là một số lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bạn:

  • Trường hợp dị ứng: Tuy ít gặp nhưng vấn đề dị ứng vẫn có xảy ra khi ăn khoai tây đã được chế biến. Tình trạng này do chất patatin, một trong những dạng của protein có trong khoai tây gây ra.
  • Chế biến không đúng cách sẽ gây độc: Tùy vào cách bạn chế biến mà hàm lượng trong khoai tây sẽ thay đổi khác nhau. Vì thế, để hạn chế gây độc, bạn nên gọt sạch vỏ khoai tây trước khi nấu. Đối với các củ có mầm thì không nên dùng. Bởi ở vỏ và mầm khoai tây thường có chứa glycoalkaloid, một loại chất dễ gây ngộ độc.
  • Nhiễm độc Acrylamide: Hàm lượng Acrylamide được tìm thấy nhiều ở khoai tây chiên. Theo nhiều nghiên cứu, chất này được đánh giá là một trong yếu tố có thể gây ung thư. Vì thế, bạn nên ăn khoai tây chiên với liều lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều để đảm bảo cho sức khỏe.
khoai tây có tác dụng gì

Ăn khoai tây vẫn có trường hợp bị dị ứng

Những ai không nên ăn khoai tây?

Tuy khoai tây mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cần lưu ý một số đối tượng sau đây không nên ăn khoai tây, gồm:

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Do trong khoai tây có chứa chỉ số đường huyết cao nên sẽ dễ gia tăng lượng đường trong máu. Đồng thời đẩy mạnh quá trình sản sinh insulin. Vì thế, nhiều khuyến cáo chỉ ra rằng người mắc bệnh không nên ăn khoai tây, nhất là khoai tây chiên.
  • Phụ nữ đang mang thai: Khoai tây sẽ làm mẹ bầu cảm thấy khó tiêu, đầy bụng. Thế nên, để tránh ảnh hưởng đến thể trạng của mẹ và trẻ thì phụ nữ không nên ăn khoai tây trong giai đoạn đang mang thai.
  • Người bị dị ứng: Trong quá trình ăn khoai tây, nếu bạn gặp phải triệu chứng tiêu chảy, đau đầu hay có biểu hiện ngứa, da nổi mẩn đỏ,... thì có thể bạn đã bị dị ứng. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng hoặc không ăn khoai tây để tránh tình trạng dị ứng.
  • Người đang trong quá trình ăn kiêng: Khoai tây không phải là một trong những thực phẩm tốt cho người ăn kiêng. Bởi hàm lượng dinh dưỡng sẽ hạn chế về vitamin K, E, A hoặc các khoáng chất như selen, canxi.
khoai tây có tác dụng gì

Một số đối tượng nhất định không nên ăn khoai tây

Cách chế biến và ăn khoai tây đúng chuẩn

Để đảm bảo khoai tây được phát huy tối đa tác dụng, bạn cần ăn khoai tây đúng cách. Sau đây là các gợi ý dành cho bạn:

  • Không ăn khoai tây đã mọc mầm: Trong khoai tây có chứa lượng nhất định chất glycoalkaloid gây ngộ độc. Và hàm lượng này sẽ tăng cao ở khoai tây mọc mầm. Nếu lỡ ăn phải khoai tây mọc mầm với lượng ít, bạn sẽ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chạy. Trường hợp ăn nhiều thì dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như sốt, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,... Vì lẽ đó, bạn không nên ăn loại khoai tây đã mọc mầm.
  • Hạn chế ăn khoai tây chiên: Tuy khoai tây chiên là món ăn vặt được ưa chuộng nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số bệnh lý nếu ăn quá nhiều. Có thể kể đến như bệnh tiểu đường, tim mạch. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn nhiều khoai tây chiên cũng dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì.
khoai tây

Không ăn khoai tây đã bị mọc mầm

Cách chọn khoai tây ngon, tốt cho sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe tốt và có được món ăn ngon, khi mua khoai tây, bạn cần lưu ý:

  • Chọn khoai tây có màu vàng vì nó có độ ngon, ngọt, giàu dinh dưỡng
  • Chọn củ khoai tây có vỏ trơn nhẵn, cầm chắc và nặng tay; những củ có sâu, thối rữa hoặc chảy nước ra ngoài thì KHÔNG nên mua
  • Chọn củ không có vết lõm sâu để giúp việc sơ chế được nhanh chóng
  • KHÔNG chọn khoai tây mọc mầm, lớp da bên ngoài có màu xanh bởi những củ này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • KHÔNG chọn khoai tây có vỏ ấn vào mềm, bị nhăn vì nó đã để lâu, mất đi chất dinh dưỡng cũng như vị trở nên nhạt hơn
  • KHÔNG chọn những củ khoai tây đã bị trầy xước vì chúng sẽ nhanh hỏng
khoai tây có tác dụng gì

Nên chọn khoai tây có màu vàng

Một số món ăn chế biến từ khoai tây

Với khoai tây, bạn có thể kết hợp với nhiều gia vị, nguyên liệu khác nhau để chế biến thành các món ăn ngon. Tham khảo một số món ăn tuyệt vời được chế biến từ khoai tây.

  • Khoai tây viên thịt chiên xù: Với món này, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn rụm của khoai tây. Kèm theo đó là hương vị thơm ngon của thịt bằm.
  • Sườn nướng khoai tây: Hấp dẫn người ăn bởi sự nóng hổi, thơm lừng của sườn nướng kết hợp với sự bùi béo của khoai tây.
  • Bò hầm khoai tây: Món ăn phổ biến và xuất hiện trong các bữa sáng của nhiều gia đình. Sự kết hợp tròn vị giữa thịt bò mềm cùng khoai tây, cà rốt tạo nên món bò hầm khoai tây tuyệt hảo. Món này thường ăn kèm với bánh mì.
  • Súp khoai tây: Là món ăn bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết để hoạt động trong một ngày dài.
khoai tây

Món bò hầm khoai tây thơm ngon

Medigo app vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức bổ ích về khoai tây. Hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng loại thực phẩm này một cách hợp lý nhất để phát huy tối đa tác dụng của nó.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn