lcp

Khương Hoạt


Khương hoạt hay còn gọi là Xuyên khương hoạt, Khương thanh,... thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) có danh pháp khoa học là Notopterygium incisum K.C. Ting et H.T. Chang. Trong y học, Khương hoạt thường được dùng để trị chứng cảm mạo do hàn và đau nhức xương khớp do phong thấp. 

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Khương hoạt sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Khương hoạt cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Khương Hoạt

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Xuyên khương hoạt, Khương thanh, Hồ vương sứ giả.
  • Tên khoa học: Notopterygium incisum K.C. Ting et H.T. Chang
  • Họ:  họ Hoa tán (Apiaceae).
  • Công dụng: trừ phong, chữa tê.

Mô tả cây Khương hoạt

Cây sống lâu năm, cao khoảng 0,5-1m, toàn cây có mùi thơm, không phân nhánh, phía dưới thân hơi có màu tím. Lá mọc so le kép lông chim, phiến lá chia thùy, mép có răng cưa. Mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt, phía dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ, màu trắng, hợp thành hình tán kép. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, màu nâu đen, hai mép và lưng phát triển thành rìa. Thân rễ to, thô, có đốt.

Khương Hoạt

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, nhiều nhất ở Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên. Loài thực vật này đã được di thực vào nước ta nhưng chưa được trồng rộng rãi.

Thu hoạch: Thu hái thân rễ và rễ vào mùa thu.

Chế biến: Chỉ chọn thứ rễ khô, to, đầu cứng và thịt nâu đậm. Sau khi đào rễ lên, cắt bỏ các rễ con, sau đó sấy hoặc phơi khô dùng dần. Hoặc có thể tẩm nước cho mềm, sau đó thái thành phiến mỏng rồi đem phơi khô. 

Bộ phận sử dụng của Khương hoạt

Rễ và thân rễ – phần nằm ở dưới lòng đất.

Khương Hoạt

Thành phần hóa học

Dược liệu chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm Angelical, Cinidilin, Bergapten, Isoimperatorin, 5-Hydroxy-8, Demethylfuropinnarin, Marmesin, Columbiananine, Phenethylferulate, Dodakenetin,…

Tác dụng của Khương hoạt

Theo y học cổ truyền

1. Tính vị

Vị đắng, the, cay, tính ôn, mùi thơm hắc và không chứa độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Thận, Bàng quang và Can.

3. Tác dụng

Công dụng: Giải biểu, thắng thấp, phát hãn, trừ phong, thông kinh hoạt lạc, khứ hàn, dẫn khí vào mạch Đốc và kinh Thái dương.

Chủ trị: Cảm phong hàn, đau nhức do phong thấp, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu,…

Theo y học hiện đại

Rượu chiết xuất từ dược liệu có nồng độ 1/50000 có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao.

Liều lượng và cách dùng Khương hoạt

Ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc rượu.

Bài thuốc chữa bệnh từ Khương hoạt

1. Bài thuốc chữa đau nhức và tê mỏi các khớp xương

Chuẩn bị: Tùng tiết, độc hoạt và khương hoạt bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem các vị cho vào chảo, sau đó thêm rượu vào, nấu sơ qua và ngâm trong vài giờ. Chia dịch rượu thành nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

2. Bài thuốc trị sản hậu bị trúng phong khiến chân tay co quắp và khó nói

Chuẩn bị: Khương hoạt 120g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 20g thuốc bột sắc với 1 chén rượu và 1 chén nước, đem sắc còn lại khoảng 1 chén và dùng uống.

3. Bài thuốc trị sa con ngươi (mắt)

Chuẩn bị: Khương hoạt.

Thực hiện: Dùng sắc uống, khoảng 3 – 5 chén là khỏi.

4. Bài thuốc chữa chứng phù thũng ở phụ nữ mang thai

Chuẩn bị: La bặc tử và khương hoạt, các vị bằng lượng nhau,

Thực hiện: Đem các vị sao cho thơm, sau đó đem thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6- 8g uống với rượu, ngày thứ nhất uống 1 lần, sau đó cứ tăng lên 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

5. Bài thuốc giúp thanh nhiệt và giải cơ

Chuẩn bị: Cát căn 8 – 16g, khương hoạt 4 – 6g, bạch thược 4 – 12g, hoàng cầm 4 – 12g, sài hồ 6 – 12g, cam thảo 2 – 4g, bạch chỉ 4 – 6g, cát cánh 4 – 12g, thạch cao 8 – 12g (đem sắc trước).

Thực hiện: Đem sắc uống.

6. Bài thuốc trị chứng cảm mạo phong hàn (mạch phù khẩn, không ra mồ hôi, đau nhức mình mẩy)

Chuẩn bị: Cam thảo, hoàng cầm, xuyên khung, sinh địa hoàng và bạch chỉ mỗi vị 4g, tế tân 2g, khương hoạt, thương truật và phòng phong mỗi vị 6g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng Khương hoạt

Không dùng cho người cơ thể đau và đau đầu do huyết hư.

Bệnh không do phong hàn cũng không nên sử dụng vị thuốc này.

Khương hoạt có tác dụng tán phong mạnh hơn phòng phong, vì vậy nếu cảm mạo phong hàn kéo dài nên phối hợp thêm khương hoạt để tăng tác dụng điều trị.

Cần phân biệt với Độc hoạt (trừ thấp). Hai dược liệu này được dùng phối hợp để điều trị các chứng bệnh do phong thấp.

Bảo quản Khương hoạt

Tránh để dược liệu ở nơi nóng ẩm, bảo quản ở chỗ thoáng mát và khô ráo

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Khương hoạt. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Khương hoạt

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn