lcp

L-cystine


L-cystine là một dạng oxy hóa của hai phân tử L-cysteine, một loại axit amin có chứa nguyên tố lưu huỳnh. L-cystine có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của nhiều protein trong cơ thể. L-cystine cũng có thể được sử dụng làm thuốc hoặc thực phẩm bổ sung để điều trị một số bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, hệ miễn dịch và chống oxy hóa.

Thông tin chung

Tên thường gọi: Cystine

Tên khác: Cistina, L-Cystine, L-Dicysteine

Công thức: C3H7NO2S

Danh pháp IUPAC: Cystein

Có thể hòa tan trong: Nước, Acid acetic

Nguồn thực phẩm: Một số loại thực phẩm được coi là giàu cysteine ​​bao gồm thịt gia cầm, trứng, thịt bò và ngũ cốc nguyên hạt.

Công dụng của L-cystine

Dược lực học

L-cystine là một amino acid. Nó là một acid amin không thiết yếu, L-cystine được tổng hợp bởi cơ thể con người trong điều kiện sinh lý bình thường nếu có đủ lượng methionin.

Nhóm thiol trong L-Cystine có chứa lưu huỳnh, nó tham gia trong các phản ứng enzyme. Nhóm thiol này có thể kết hợp với nhóm thiol của L-cystine khác để tạo thành một cầu nối disulfide, chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của protein. Hai phân tử L-cysteine liên kết bởi cầu disulfide tạo nên L-cystine.

L-cystine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu protein. L-cystine cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già, và người có bệnh chuyển hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thu.

Cysteine cũng hỗ trợ cung cấp insulin cho tuyến tụy, cần thiết cho quá trình đồng hóa đường và tinh bột. Nó làm tăng glutathione trong phổi, gan, thận và tủy xương, có thể có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể bằng cách giảm các đốm đồi mồi.

Khi dùng quá liều acetaminophen, làm cạn kiệt glutathione ở gan và khiến các mô bị stress oxy hóa dẫn đến mất tính toàn vẹn của tế bào. L-cystine đóng vai trò như một tiền chất chính để tổng hợp glutathione.

Dược động học

Hấp thu

Phần lớn thuốc tham gia vào phản ứng sulfhydryl - disulfid, số còn lại được biểu mô phổi hấp thu.

Thuốc được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa

Đạt nồng độ đỉnh huyết tương trong khoảng 0,5 đến 1 giờ sau khi uống liều 200 đến 600mg.

Sinh khả dụng khi uống thấp.

Phân bố

Phân bố vào các mô.

Chuyển hóa

Thuốc được chuyển hóa qua gan.

Thải trừ

Độ thanh thải thận chiếm khoảng 30% độ thanh thải toàn thân.

Chỉ định của thuốc L-cystine

Thuốc được chỉ định trong điều trị và chăm sóc các vấn đề như:

  • Bổ sung L-cystine cho người suy dinh dưỡng, người già, và người có bệnh chuyển hóa hoặc những người bị hội chứng kém hấp thu.
  • Điều trị bệnh homocystinuria bẩm sinh do chế độ ăn ít methionin.
  • Viêm da do thuốc.
  • Sạm da, tàn nhang, sạm nắng.
  • Eczema, mề đay, phát ban da và mụn trứng cá..
  • Ngứa và các bệnh lý biểu bì trên da, tóc, móng.
  • Ngăn ngừa rụng tóc, phòng ngừa các bệnh lý biểu bì làm dễ gãy móng tay, móng chân, tóc.

Liều lượng và cách dùng L-cystine

Cách dùng: L-cystine được điều chế ở dạng viên uống. Do đó, dùng viên uống này với một cốc nước với dung tích vừa đủ.

Liều dùng: 

Đối với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi: tuyệt đối không dùng L-cystine

Đối với trẻ em/thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 7 - 14: dùng 1 viên/ngày sau ăn; 

Đối với thanh niên từ 15 tuổi trở lên: dùng từ 2 - 4 viên/ngày sau ăn

Thời gian sử dụng viên uống L-cystine là trong vòng 30 ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc L-cystine

Chống chỉ định

Quá mẫn với L-cystine.

Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa L-cystine).

Thận trọng

Bệnh nhân có L-cystine niệu.

Cũng như các thuốc có chứa sulfhydryl khác, L-cystine có thể tạo ra một kết quả dương tính giả trong các thử nghiệm có thuốc thử nitroprusside để xác định xeton trong bệnh tiểu đường và bị nghi ngờ tổn thương tế bào gan.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Nếu xảy ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, ngứa, chán ăn và khó chịu ở bụng, nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tuân theo đúng liều dùng được đề nghị.

Trong trường hợp dùng thuốc đối với trẻ em phải có sự hướng dẫn của người lớn. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Nếu thuốc không có hiệu quả sau khi dùng 2 tuần, ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Không nên dùng L-cystine cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nặng và hôn mê gan.

Thời kỳ mang thai

Chưa có tài liệu nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với người mẹ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có tài liệu nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với phụ nữ nuôi con bú.

Tác dụng phụ

L-cystine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau thắt ngực, ợ nóng, chảy máu trực tràng, khó tiêu hoặc buồn nôn khi uống viên uống L-cystine.
  • Chảy nước mũi, viêm miệng và khạc máu từ đường hô hấp khi sử dụng sản phẩm L-cystine qua đường hít.
  • Mùi hôi miệng, táo bón, phát ban, đỏ da, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu ớt hoặc giảm cân khi sử dụng L-cystine ở bất kỳ dạng nào.
  • Rụng tóc, mỏng tóc, gàu, tóc chẻ ngọn, tóc bạc màu hoặc hư tổn kết cấu tóc tự nhiên khi sử dụng điều trị tóc L-cystine.

Các tác dụng phụ này có thể khác nhau tùy thuộc vào hình thức và đường sử dụng của L-cystine. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng L-cystine và tuân theo hướng dẫn sử dụng. Bạn cũng nên ngừng sử dụng L-cystine ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết trong quá trình phẫu thuật.

Hy vọng với những kiến thức về thuốc L-cystine trên đã giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng viên uống này và tuân theo hướng dẫn sử dụng.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần L-cystine

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn