lcp

L-Tryptophan


Tên chung quốc tế: L-Tryptophan

Mã ATC: N06AX02

Loại thuốc: Amino acid, Aromatic amino acid

Dạng thuốc và hàm lượng: Dạng bột

Dược lý

L-tryptophan là một axit amin thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được. Thành phần này quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Cơ thể sau khi hấp thụ L-tryptophan từ thực phẩm sẽ chuyển đổi nó thành 5-HTP (5-hydroxytryptophan) và sau đó là serotonin. Vai trò của serotonin là truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Khi có sự thay đổi về mức độ của serotonin trong não sẽ tác động làm thay đổi giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức.

Chỉ định của L-Tryptophan

L-tryptophan được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, lo lắng, đau mặt, một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD), cai thuốc lá, nghiến răng khi ngủ (chứng nghiến răng), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ), hội chứng Tourette và để cải thiện thể thao...

Chống chỉ định L-Tryptophan

Mẫn cảm với L-Tryptophan.

Thận trọng khi dùng L-Tryptophan

L-tryptophan có thể sẽ không an toàn khi uống đổi với bệnh nhân:

  • Bệnh gan/ thận: L-tryptophan có thể sẽ làm cho bệnh gan và thận sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Rối loạn bạch cầu eosinophilia: L-tryptophan cũng sẽ có khả năng khiến cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. 

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

L-tryptophan dùng trong thai kỳ vì nó có thể gây hại cho thai nhi. Giữ an toàn và tránh L-tryptophan trong khi mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu L-tryptophan có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không. Giữ an toàn và tránh L-tryptophan trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Khi sử dụng L-tryptophan có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

L-tryptophan có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ chua, đau dạ dày, ợ hơi và đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn. Nó cũng có thể gây nhức đầu, choáng váng, buồn ngủ, khô miệng, mờ thị giác, yếu cơ và các vấn đề tình dục ở một số người.

Hội chứng serotonin (triệu chứng: hôn mê, co giật không tự chủ, mê sảng, tăng thân nhiệt) nếu dùng nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo lắng cùng một lúc.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi bất thường, đau cơ nghiêm trọng hoặc ngứa ran, sưng tấy ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể hoặc run, co giật nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khác hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

Liều lượng và cách dùng L-Tryptophan

Liều thông thường chất bổ sung L-tryptophan cho người lớn được khuyến cáo là 60mg/ngày dùng đường uống.

Có thể uống L-tryptophan hằng ngày trong vòng 16 tuần. Tuy nhiên, liều lượng này không phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng sản phẩm để có liều lượng phù hợp cho bạn.

Tương tác với các thuốc khác

Không sử dụng L-tryptophan khi đang điều trị các thuốc chống trầm cảm loại SSRIs hoặc IMAO

Những sản phẩm có khả năng tương tác cùng với L-tryptophan

* Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil®), clomipramine (Anafranil®), fluoxetine (Prozac®), paroxetine (Paxil®), sertraline (Zoloft®), imipramine (Tofranil®) và những loại khác.

* Thuốc giảm trầm cảm

Những loại thuốc có khả năng giảm trầm cảm như tranylcypromine (Parnate®), phenelzine (Nardil®) và những loại khác.

* Thuốc an thần

Những loại thuốc an thần bao gồm lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), clonazepam (Klonopin®), zolpidem (Ambien®) và những loại khác.

Dextromethorphan (Robitussin® DM và các loại khác) tương tác với cùng L-tryptophan.

* Meperidine

* Pentazocine

* Phenothiazines: một số Phenothiazines gồm có fluphenazine (Prolixin®), trifluoperazine (Stelazine®), chlorpromazine (Thorazine®), thioridazine (Mellaril®) và những loại khác.

* Thuốc an thần:

Những loại thuốc an thần gồm có diazepam (Valium®), lorazepam (Ativan®), clonazepam (Klonopin®), và những loại khác.

* Tramadol

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao.

Dược sĩ

Dược sĩ Võ Văn Việt

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Võ Văn Việt đã có hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, chuyên môn tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, cung cấp thông tin về dược phẩm, sức khỏe cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng thuốc đạt chất lượng đến tay người bệnh.

Sản phẩm có thành phần L-tryptophan

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn