lcp

Lá hen


Lá hen hay còn gọi là Bông bông, Nam tỳ bà, Lá hen, Bàng biển,... thuộc họ Thiên lý với danh pháp khoa học là Calotropis gigantea. Trong y học, cam thảo có tác dụng chữa hen, giang mai, ỉa chảy, bệnh chân voi do giun chỉ, mụn nhọt, ngộ độc, rắn cắn.

Đây là một trong số rất ít những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, việc dùng Lá hen sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Lá hen cũng như tác dụng, cách dùng, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

lá hen

Thông tin chung

Tên tiếng Việt: Cây lá hen, Bông bông, Nam tỳ bà, Lá hen, Bàng biển.

Tên khoa học: Calotropis gigantea (L.) .

Họ:  họ Asclepiadaceae (Thiên lý)

Công dụng: Chữa hen, giang mai (Lá sắc uống). Ỉa chảy, bệnh chân voi do giun chỉ, mụn nhọt (Lá giã đắp). Còn dùng chữa ngộ độc, rắn cắn.

Mô tả cây Lá hen

Cây nhỏ, cao 2-3m. Thân đứng, phân nhiều cành. Vỏ thân lúc non khía rãnh, màu vàng nhạt, vỏ già màu xám trắng. Cảnh phủ lông dạng phấn, trắng như bông.

Lá mọc đối có phiến đáy, mép nguyên, cuống rất ngắn hoặc gần như không có cuống, gốc hình tim, 2 mặt đều có màu lục xám, mặt dưới có lông trắng như phấn. Ở gốc lá mặt trên có tuyến và một hàng lông màu nâu.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành xim gồm nhiều tán, hoa màu trắng; đài 5, thùy hình trứng, mặt ngoài có lông; tràng hợp thành hình xe, thùy hình mũi mác, chỉ nhị dính liền nhau thành một ống che chở cho nhụy.

Quả gồm 2 đại, hình giáo, thuôn nhọn dần về phía đầu, chứa nhiều hạt có mào lông. Toàn thân có nhựa mủ. Mùa hoa quả: Tháng 5-8

lá hen

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc.

Thu hoạch: Lá hái gần quanh năm.

Chế biến: Lá sau khi hái về sẽ tiến hành làm sạch lớp lông phía bên ngoài và thái nhỏ dùng ở dạng tươi hay phơi hoặc sấy khô đều được. 

Bộ phận sử dụng của Lá hen

Các bộ phận thường dùng của cây Bồng bồng là lá bánh tẻ, nhựa, vỏ thân và vỏ rễ.

lá hen

Thành phần hóa học

Lá, nhựa thân, rễ có glycosid tim (gofrusid, calotropin, calactin), flavonoid, terpen, prenanon (calotropon)…

Các nhà khoa học tìm thấy trong cây lá hen của hai hoạt chất chính là α-và β-amyrin. Những hoạt chất này có công dụng kháng viêm và làm giãn phế quản giúp điều trị chứng ho hen suyễn hiệu quả

Tác dụng của Lá hen

Theo y học cổ truyền

Lá Bồng bồng có vị đắng, hơi chát, tính mát, với tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Chữa hen, chữa mụn nhọt, rắn cắn

Liều lượng và cách dùng Lá hen

Dược liệu được dùng dưới dạng nước sắc với liều là  6 – 12g/ngày

Bài thuốc chữa bệnh từ Lá hen

1. Bài thuốc chữa ho

Cần chuẩn bị 10g lá bồng bồng, 15g cam thảo đất cùng với 15g vỏ rễ cây dâu. Các vị thuốc này đem rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều ra thành 3 lần uống trong ngày khi nước thuốc còn ấm. Dùng với liều lượng chỉ 1 thang mỗi ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh hen suyễn

Cần chuẩn bị 20g lá bồng bồng, 30g rau khúc cùng với khoảng 16g cam thảo đất. Các vị thuốc này rửa sạch rồi cho hết vào ấm sắc cùng 600ml nước để thu lấy 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng của bệnh hết hẳn.

3. Bài thuốc chữa viêm đường hô hấp

Cần chuẩn bị 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.

4. Bài thuốc trị đau răng 

Cần chuẩn bị 1 ít nhựa từ cây bồng bồng. Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm rất nhanh.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh phế quản 

Cần chuẩn bị 7–10 lá bồng bồng cho vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng duy trì 1 thang/ngày đến khi triệu chứng bệnh hết hẳn

Lưu ý khi sử dụng Lá hen

Do lá hen có vị đắng, tanh hơi khó uống nên các bạn chia nhiều lần uống trong ngày sẽ dễ uống hơn.

Bảo quản Lá hen

Với dạng đã sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Lá hen. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Sản phẩm có thành phần Lá hen

XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Lá hen

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn