lcp

Lá liễu là gì? Tác dụng và vị thuốc từ lá liễu


Lá liễu có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp nước ta, đặc biệt là phía Bắc. Đây là loại dược liệu dễ kiếm với nhiều công dụng tuyệt vời như thải độc cơ thể, làm mát máu, điều trị lở ngứa, sưng tấy… Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Medigo để tìm hiểu thêm về tác dụng dược lý của lá liễu nhé.

Tìm hiểu về lá liễu

Lá liễu (Folium) là lá của cây liễu (danh pháp khoa học: Salix babylonica L), thuộc họ Liễu (Salicaceae) và chi Salix L. Chi liễu có khoảng 350 – 450 loài khác nhau, gồm liễu tím, liễu trắng, liễu lá đào, liễu Alaska, liễu Barratt, liễu khoằm…

Cây còn có tên gọi khác như thùy liễu, dương liễu. Cây liễu có nguồn gốc từ Trung Đông, từ lâu đã được du nhập vào nước ta và được trồng làm cây cảnh ven hồ, ven đường để tạo bóng mát và chống xói mòn bờ sông suối. Cây được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

lá liễu

Lá liễu (Folium) là lá của cây liễu thuộc họ Liễu (Salicaceae) và chi Salix L

Đặc điểm sinh thái

Cây liễu là loài cây gỗ có chiều cao từ 3 – 10m, từ thân cây tỏa ra nhiều cành nhánh thanh mảnh và thõng xuống, màu đo đỏ hoặc lục nhạt. Lá cây thuôn dài và mọc so le (ngoại trừ cặp lá đầu tiên rụng khi đạt độ dài từ 2 – 3cm), lá có hai đầu nhọn, khía răng cưa mịn, đều nhẵn. Các lá kèm có hình ngọn giáo, dài và nhọn, có khía răng cưa, độ dài gần bằng cuống lá. Tùy vào giống liễu mà màu sắc lá sẽ khác nhau, thường dao động từ vàng đến xanh lam.

Cụm hoa hình trụ dạng đuôi sóc, phát triển cùng thời điểm với lá cây. Hoa có màu vàng, là hoa đơn tính khác gốc với hoa đực, thường nở vào đầu xuân. Hoa đực không có tràng hay đài hoa, chỉ có từ 2 – 10 nhị. Hoa cái cũng không có tràng hoặc đài hoa, có chứa 1 bầu nhụy.

Quả của cây liễu là quả nang mở hai mảnh, bên trong có nhiều hạt nhỏ (chiều dài khoảng 0,1mm), được gắn vào lông tơ màu trắng. Quả liễu có dạng 1 ngăn, chia thành 2 mảnh vỏ, hình trụ, khoằm.

cây liễu

Bộ phận dùng của lá liễu

Lá cây liễu. Ngoài ra các bộ phận khác của cây liễu như cành, rễ, hoa, quả đều có thể dùng làm thuốc.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Lá liễu có thể được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch lá cây được rửa sạch và dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô đều được. Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Lá cây liễu có chứa enzym salicinase.

Tác dụng của lá liễu

Theo y học cổ truyền

  • Lá cây liễu có vị đắng, tính hàn, có công dụng bổ, se, làm mát máu, giải độc cơ thể.
  • Các tài liệu cổ ở Ai Cập, Sumer và Assyria đã ghi chép về công dụng trị sốt và đau nhức của vỏ thân và lá cây liễu.
  • Vào thế kỷ thứ 5 TCN, Hippocrates (thầy thuốc người Hy Lạp) đã nói về các công dụng dược lý của lá liễu. Loại dược liệu này cũng được thổ dân châu Mỹ sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.

Theo y học hiện đại

  • Quả, hoa và lá cây liễu thường được dùng để trị các chứng lở ngứa, sưng tấy, mụn nhọt độc.
  • Ở Ấn Độ, vỏ và lá cây được người dân dùng để trị sốt rét cơn và sốt rén gián cách.

Một số vị thuốc từ lá liễu

  • Trị tay chân co giật, phong nhiệt đau nhói từ vị trí này đến vị trí khác, bỏng uất nóng ở trong, gân xương đau nhức do bị thương: Lấy 40 – 60g cành lá liễu đem sắc uống.
  • Điều trị dị ứng do sơn ăn lở ngứa, mụn nhọt sưng tấy: 100 – 150g cành và lá liễu non mang đi nấu nước uống, đồng thời xông rửa bên ngoài.
  • Chữa nhọt ở vú: Lá liễu giã nát và đắp trực tiếp lên vết nhọt. Lúc đầu sẽ có cảm giác hơi nóng, tiếp tục đắp một lúc thì sẽ cảm thấy bình thường trở lại và khỏi.
  • Chữa sâu răng: Nấu cao xỉa từ cành lá liễu.
  • Trị rụng tóc: 20g lá liễu, 20g cây vừng đun sôi trong khoảng 10 phút. Lấy nước này gội đầu mỗi ngày, lý tưởng nhất là thời điểm buổi trưa và trước khi đi ngủ. Sau khi gội không nên sấy mà phải để tóc được hong khô tự nhiên. Thực hiện liên tục trong 10 – 15 ngày mới thấy hiệu quả.
  • Trị mất ngủ: Rễ và lấy của cây liễu trắng sắc lấy nước uống. Có thể thay bằng vỏ cây (chỉ áp dụng với những cành của cây liễu từ vài năm tuổi trở lên), nghiền thành bột mịn. Pha theo tỷ lệ 2 thìa thuốc và 1 cốc nước, dùng hàng ngày để trị chữa mất ngủ.
  • Chữa mụn nhọt: 10g lá liễu, 15g hoa liễu, rửa sạch các vị thuốc trên rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vết đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thực hiện trong 3 – 5 ngày liên tiếp.
tác dụng của lá liễu

Một số bài thuốc từ lá liễu

Lưu ý khi sử dụng lá liễu

Mặc dù có bản chất là dược liệu nhưng các lá liễu vẫn có chứa các thành phần hoa học có thể gây dị ứng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc Đông y để tìm hiểu về chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của lá cây liễu. Tuyệt đối không tự ý sử dụng theo các bài thuốc dân gian truyền miệng.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi lá liễu là gì và công dụng của lá liễu. Thông tin mà Medigo cung cấp trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, vì vậy bạn đọc không nên tự ý làm theo khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Lá liễu

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Sản phẩm có thành phần Lá liễu

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn