lcp

Cây lá vông là gì? Thành phần, công dụng và cách sử dụng


Lá vông là loại dược liệu xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Loài cây này cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian với công dụng chính là điều trị chứng mất ngủ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu lá vông có tác dụng gì và một số phương pháp chữa mất ngủ bằng lá vông hiệu quả nhất.

Thông tin chung về cây lá vông

Cây lá vông là gì?

Cây lá vông (tên khoa học: Erythrina indica Lamk) còn được biết đến với nhiều cái tên khác như bơ tòng (Tày), co toóng lang (Thái), hải đồng, thích đồng, vông nem… Loài cây này được phân bố chủ yếu ở các quốc gia châu Á như Myanmar, Indonesia, Campuchia, Lào, Ấn Độ… Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang dại hoặc được trồng xung quanh các bờ rào.

Lá vông

Hình ảnh cây vông còn gọi là cây hải đồng, thích đồng, vông nem…

Đặc điểm của cây lá vông

Cây vông nem cao khoảng 5 - 8m, thân có bề mặt nhãn, vỏ màu xám đến nâu nhạt và có gai ngắn. Lá cây kéo và mọc so le, gồm 3 lá chét, 2 mặt của lá đều nhẵn, mặt trên màu sẫm bóng, phiến lá gân hình tam giác, mép nguyên.

Hoa màu đỏ chói mọc thành từng cụm, các cụm hoa mọc ngang ở đầu cành cây hoặc kẽ lá tạo thành từng chùm dày, một mấu có 1 - 3 bông hoa, đài hình ống có 5 rưng nhỏ, tràng dài casnnh cờ rộng, nhị hoa tạo thành bó mọc vươn ra khỏi tràng. Quả của cây vông thắt lại giữa các hạt và thót lại ở gốc, màu đen, mỗi quả chứa từ 5 - 8 hạt có hình thận, màu sắc đỏ hoặc nâu.

Thành phần hóa học của cây lá vông

  • Thân và lá cây: Chứa các loại alcaloid như erysovin, erysotrin, erythranin, erysodin, erythrinin, erysonin, erythralin.
  • Hạt: Có các alcaloid như erythralin và hypaphorin; ngoài ra còn có chất béo, protein và chất vô cơ.
  • Vỏ thân và lá: Chứa các saponin như flavonoid, mygarin hay tanin.
Lá vông

Các thành phần hóa học có trong cây vông nem

Lá vông có tác dụng gì? Công dụng của lá vông theo y học cổ truyền và hiện đại

Đối với y học cổ truyền

  • Tính vị của cây vông nem: Vỏ thân có tính bình, vị đắng. Lá có tính bình, vị nhạt, đắng và hơi chát.
  • Quy kinh: Vỏ cây quy vào kinh Can và Thận. Lá cây quy vào kinh Vị và Đại tràng.

Theo Đông y, cây vông nem có công dụng sát trùng, tiêu tích và trừ phong thấp. Y học cổ truyền sử dụng vỏ cây vông nem để sát trùng, làm tê liệt, khu phong thông lạc; còn lá cây có công dụng co bóp cơ, hạ huyết áp và ức chế thần kinh trung ương.

Đối với y học hiện đại

Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, lá vông giúp hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, gây ngủ, trấn tĩnh và ức chế hệ thần kinh trung ương. Khi tiến hành thử nghiệm trên ếch, các nhà khoa học nhận thấy nước sắc lá vông 10% gây co thắt cơ trực tràng và co cứng cơ chân của ếch. Bên cạnh đó, loại thảo mộc này cũng được biết đến với tác dụng sát trùng, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

Lá vông

Tác dụng của lá vông chủ yếu là chữa mất ngủ

Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây lá vông

Chữa mất ngủ

  • Cách 1: Chuẩn bị 10g lá dâu tằm, 30g lá vông, 50g cây lạc tiên và đem sắc với 1 lít nước. Uống dần trong ngày, thời điểm phù hợp nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cách 2: 5g tâm sen sao thơm, 10g nhân của hạt táo chua sao đen, 16g lá vông phơi khô. Hãm các vị thuốc trên với 1 lít nước sôi nóng già. Khi nước nguội có thể cho thêm 1 - 2 bông hoa nhài, dùng uống hàng ngày.

Chữa bệnh trĩ

  • Cách 1: Lá vông tươi rửa thật sạch rồi để ráo nước. Sau đó hơ nóng lá vông và đắp trực tiếp vào hậu môn.
  • Cách 2: Rửa sạch 7 - 9 lá vông rồi mang đi đun sôi, để nguội. Ngâm trong nước muối loãng khoảng 3 phút. Tiếp đó lấy khoảng 30 - 40ml dấm thanh đun nóng. Vớt lá vông ra khỏi nước muối, giã nhuyễn và trộn cùng giấm thanh tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau khi vệ sinh sạch hậu môn và lau khô, đắp trực tiếp hỗn hợp trên vào, có thể quấn thêm băng gạc ở ngoài để cố định. Đắp mỗi ngày 3 lần, mỗi lần kéo dài từ 3 - 4 tiếng, sử dụng trong 3 ngày liên tục.

Chữa sa dạ con

  • Đối với người khí hư: 10g lá vông, 20g lá bạc hà,  12g củ dứa dại, 30g bạch đồng nữ. Sắc các vị thuốc trên với nước, dùng 1 thang/ngày, chia làm 2 lần. Uống khi còn nóng, sau ăn khoảng 2 tiếng. Dùng liên tục cho tới khi thấy dạ con co lên.
  • Đối với người thận hư: 15g vừng đen, 30g đỗ đen, 16g mai mực, 20g bạch đồng nữ, sao vàng các nguyên liệu trên rồi sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang chia đôi. Uống khi còn nóng, sau ăn khoảng 2 tiếng.
  • Đối với người thấp nhiệt: 16g bạch đồng nữ, 12g sài đất, 10g bông mã đề, 12g củ gai, 16g bồ công anh, 16g vỏ cây gạo, 16g củ dứa dại. Sắc các vị thuốc trên để uống, dùng 1 thang/ngày, chia làm 2 lần. Uống khi còn nóng, sau ăn 2 tiếng.

Chữa đau xương khớp

Ngưu tất, ý dĩ sao, kê huyết đắng, vỏ cây chim và vỏ cây vông mỗi vị 5g. Đem sắc uống ngày 3 lần, dùng liên tục trong khoảng 10 ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Lấy 15g hoa cây vông và sắc lấy nước uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 7 - 10 ngày.

Lá vông

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vông nem

Một số lưu ý khi sử dụng cây lá vông điều trị bệnh

  • Không dùng cây vông nem cho người mắc viêm khớp kèm theo các triệu chứng đau, sưng, đỏ, nóng
  • Tránh dùng lá vông chữa mất ngủ kéo dài bởi như vậy dễ dẫn đến nhờn thuốc
  • Lá vông nem chỉ có thể được dùng để hỗ trợ điều trị mất ngủ tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn những liệu pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ
  • Cây vông nem chỉ phát huy tác dụng đối với người bị mất ngủ do Can và Thận. Dược liệu sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu dùng cho người mất ngủ do các nguyên nhân từ Tâm, Phế và Tỳ.
  • Lá vông cần được phơi nắng trong thời gian ngắn đến khi lá héo, tiếp đó phơi lá dưới bóng râm để bảo toàn các hoạt chất của dược liệu

Như vậy là thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về dược liệu lá vông rồi. Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả tuy nhiên cây vông nem vẫn có một số chống chỉ định riêng. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Lá vông

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn