lcp

Liên kiều là gì? Tác dụng và vị thuốc từ cây liên kiều


Liên kiều là một loại cây có tên khoa học là Forsythia suspensa. Đây là một trong 50 loại thảo dược phổ biến thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết liên kiều là cây gì? Cây có những loại thành phần hóa học nào? Và tác dụng của cây liên kiều là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin này để bạn đọc hiểu rõ hơn về loại dược liệu này. 

Liên kiều là cây gì?

Liên kiều hay còn được gọi là cây trúc căn, hoàng thọ đan hay hạ liên tử. Cây có tên khoa học là Forsythia suspensa, thuộc họ Nhài. Cây liên kiều thường được mọc chủ yếu ở các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Bắc, Cam Túc của Trung Quốc. Một số có mọc ở Nhật Bản.

Mô tả cây liên kiều

Cây liên kiều có chiều cao từ 2 đến 4 mét. Cành non của cây có 4 cành, nhiều đốt. Lá của cây liên kiều mọc đối nhau hoặc có khi mọc thành vòng 3 lá. Phần cuống dài từ 0.08 đến 2cm. Phiến của lá cây có hình trứng, dài khoảng 3 - 7cm, rộng khoảng 2-4cm. Mép lá có răng cưa không đều nhau, chất lá hơi dày. 

liên kiều

Hoa liên kiều có màu vàng tươi rực rỡ

Hoa của cây liên kiều có màu vàng tươi. Đài hoa và tràng hoa có hình ống, phía trên được chia thành 4 thùy. Hai nhị hoa thấp hơn tràng hoa. Nhụy hoa có hai núm. Quả khô có hình trứng dẹt dài 1.5-2cm, rộng 0.5-1cm. Canh trên của quả lồi, đầu nhọn. Khi quả chín thì ở phần đầu nhọn mở ra như mỏ chim, phía dưới quả có thể có cuống hoặc không. Vỏ của quả có màu nâu nhạt, ở phía trong có nhiều hạt. Tuy nhiên, phần lớn hạt của liên kiều rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít. 

Mùa hoa liên kiều tại Trung Quốc thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 5. Mùa quả thường rơi vào từ tháng 7 đến tháng 8. 

Bộ phận dùng

Quả liên kiều.

Thu hái, sơ chế

Hiện nay, cây liên kiều vẫn chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam mà vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Loại cây này ngoài dùng làm thuốc thì còn được trồng để làm cảnh. Nếu dùng làm thuốc thì sẽ chia làm thanh kiều (quả xanh) và lão kiều (quả chín).

Thanh kiều thường được hái vào tháng 8 và tháng 9 khi quả chưa chín. Sau đó lấy quả nhúng vào nước sôi rồi đem ra sấy khô. Lão kiều lại được hái vào tháng 10, lúc này quả đã chín vàng.Quả chín già đem đi phơi khô và bảo quản. 

Bảo quản

Để bảo quản quả liên kiều cực kỳ đơn giản, chỉ cần dùng túi kín hoặc bình kín để tránh độ ẩm và ánh sáng mặt trời. 

Thành phần hóa học

Trong quả liên kiều sẽ bao gồm các thành phần hóa học như:

  • Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, Oleanolic acid.
  • Phenol Liên kiều [C15H18O7] .
  • Trong quả có khoảng 4.89% Saponin và 0.2% Alcaloid.
  • Pinoresinol,Betulinic acid, Oleanolic acid, pinoresinol-b-D-glucoside.
  • Vitamin P và tinh dầu.

Tác dụng của cây liên kiều

Trong Y học Cổ truyền thì liên kiều có vị đắng, tính hàn, hơi chua. Công dụng của liên kiều là thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, viêm, đinh nhọt, đờm hạch, cảm mạo phong nhiệt, mê sảng... hoặc thông lợi ngũ lâm và trừ nhiệt ở tâm.

tác dụng của cây liên kiều

Quả liên kiều có nhiều tác dụng trong y học

Sau đây là một số tác dụng của liên kiều:

  • Công dụng kháng khuẩn: Chất Phenol có trong liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Cụ thể như vi khuẩn Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn dung huyết, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Lao, Ho gà, Bạch hầu, Leptospira hebdomadis, Virus cúm, Rhinovirus, Nấm. Tuy nhiên, mỗi bệnh khác nhau thì tác dụng của liên kiều có mức độ khác nhau. 
  • Công dụng chống viêm: Các hoạt chất chứa trong liên kiều có tác dụng khu trú lại khu vực viêm mà không gây ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào. Do đó liên kiều còn được dùng để trị mụn nhọt. Hơn nữa, liên kiều còn giúp làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Liên kiều có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giảm mạch để làm tăng lưu lượng máu trong quá trình tuần hoàn của cơ thể.
  • Liên kiều còn có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, lợi tiểu, cầm nôn, cường tim.
  • Liên kiều có tác dụng tiêu phù, giảm protein trong nước tiểu.
  • Có tác dụng làm giảm các triệu chứng liên quan đến mắt và thị lực. Do đó, có thể dùng nước sắc liên kiều để điều trị võng mạc xuất huyết.

4. Một số vị thuốc từ cây liên kiều

Trị lao hạch, loa lịch không tiêu: Lấy tất cả các vị thuốc bao gồm liên kiều, quỷ tiễn vũ, cù mạch và chích thảo với lượng bằng nhau. Tất cả đem đi tán bột. Mỗi lần đem uống 8g với nước cơm, mỗi ngày 2 lần.

Trị thái âm ôn bệnh mới phát, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều, ngân hoa mỗi loại 40g, khổ cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử mỗi loại 24g, trúc diệp và kinh giới tuệ mỗi loại 16g, cam thảo sống và đạm đậu xị mỗi loại 20g. Tất cả đem đi tán thành bột. Sau đó dùng 24g đem đi sắc uống cho mỗi lần sử dụng.

Trị tình trạng trẻ nhỏ mới bị nhiệt: Dùng liên kiều, phòng phong, chích thảo và sơn chi tử với lượng bằng nhau. Đem tất cả đi tán bột. Mỗi lần dùng 8g để sắc với 1 chén nước, còn 7 phần thì đem đi bỏ bã. Uống khi còn ấm.

Trị tình trạng đau vú, vú có hạch: Liên kiều, hùng thử phân, bồ công anh và xuyên bối mẫu,. Mỗi loại đều lấy 8g đem đi sắc uống. 

Trị bệnh mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: Dùng liên kiều, bồ công anh và dã cúc hoa mỗi thứ 12g. Tất cả đem đi sắc uống. 

Trị bệnh lao hạch ở cổ và viêm hạch ở nách: Dùng liên kiều, mè đen với lượng bằng nhau đem đi tán nhỏ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 4g.

Trị tình trạng ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Chỉ cần dùng 30g liên kiều, thêm nước vừa đủ. Đem đi sắc còn 150ml, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên dùng trước bữa ăn.

công dụng của liên kiều

Liên kiều được dùng để điều trị tình trạng ban xuất huyết do giảm tiểu cầu

Lưu ý khi sử dụng liên kiều

Trong khi sử dụng dược liệu liên kiều thì cần phải lưu ý đến một số trường hợp sau:

  • Khi có khí hư xuất hiện các dấu hiệu như mụn nhọt, sốt, tiêu chảy, tỳ hư thì không nên dùng liêu kiều để điều trị.
  • Đối với các ung nhọt bị vỡ mủ ra ngoài hoặc bị tỳ vị suy yếu, phân đi lỏng cũng không nên sử dụng thuốc có liên kiều.
  • Tránh dùng liên kiều khi đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như heparin, warfarin.

Mặc dù liên kiều là một loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhưng nó vẫn có tác dụng vụ và chống chỉ định riêng. Do vậy khi sử dụng loại dược liệu này cần được tư vấn từ các chuyên gia y tế. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây liên kiều và tác dụng của loại thảo dược này. 

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Liên kiều

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn