lcp

Lô Hội


Lô hội hay còn gọi là Hổ thiệt, Lưỡi hổ,... thuộc họ Lô hội (Asphodelaceae) có danh pháp khoa học là Aloe vera L.. Trong y học, Lô hội giúp hỗ trợ điều trị chứng táo bón, tiểu đường, bảo vệ gan và giảm viêm xương khớp,…

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Lô hội sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Lô hội cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Lô Hội

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Lô hội, Hổ thiệt, Lưỡi hổ, Long tu, Tượng đởm, Lủ hội, Nha đam
  • Tên khoa học: Aloe vera L.
  • Họ:  họ Asphodelaceae (Lô hội).
  • Công dụng: Lương can, nhuận tràng, lợi mật, nhuận gan, sát khuẩn, thông tiểu, thanh nhiệt, trẻ em cam tích, kinh giản, táo bón, ăn uống khó tiêu, tẩy (Nhựa nấu cao uống).

Mô tả cây Lô hội

Lô hội có nhiều loài khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một loài có ở nước ta và một số loài thông dụng.

Lô hội- Aloe vera L. var. sinensis Berger (Aloe perfoliata Lour. (non L.), Aloe barbadensis Haw) là một cây có thân hóa gỗ, ngắn, to thô. Lá không cuống, mọc thành vành rất sít nhau, dày mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, mép có răng cưa thô cứng và thưa dài 30-50cm, rộng 5- 10cm, dày 1-2cm, ở phía cuống. Cụm hoa dài chừng 1m, mọc thành chùm dài mang hoa màu vàng xanh lục nhạt lúc đầu mọc đứng, sau rũ xuống, dài 3-4cm. Quả nang, hình trứng thuôn, lúc đầu xanh sau nâu và dai.

Tại miền Bắc có trồng một loài lô hội trước đây được xác định là Aloe perfoliata L. chủ yếu để làm cảnh, có lá ngắn hơn chỉ đo được chừng 15- 20cm, chưa thấy ra hoa kết quả .

Tại các nước khác người ta dùng nhựa nhiều cây lô hội khác như Aloe vulgaris Lamk., Aloe fcrox L., Aloe perryi Bak. v.v…cho nhiều thứ lô hội chất lượng khác nhau

Lô Hội

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi. Sau đó, du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang và Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Thu hoạch

Chế biến: Sử dụng nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ, làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng rồi cắt thành khúc.

Bộ phận sử dụng của Lô hội

Phần gel và lớp thịt dày bên trong lá lô hội.

Lô Hội

Thành phần hóa học

Các Monosaccharide và Polysaccharide bao gồm glucose, aldopentose, xylose, rhamnose, arabinose, cellulose, acemannan và mannose.

Axit béo chưa bão hoà và prostaglandin như acid gamma linolenic

Enzym: Amilaza, oxydaza, lipaza, Allnilaza và Catalaza

Nhóm anthraglycosid như barbaloin, aloe Emodin, Aloinosit A, Aloezin, Aloectin, Aloinosit B, Anthranol, aloin, axit cinnami axit và hysophanic

Tác dụng của Lô hội

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ lô hội vị đắng tính hàn, vào 4 kinh can, tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt, lương can. Dùng chữa trẻ con cam tích, kinh giản, táo bón. Người tỳ vị hư nhược, sinh tả và phụ nữ có thai không dùng được.

Theo y học hiện đại

Nhựa khô của lá lô hội có tác dụng:

Liều nhỏ (0,05-0,1g): lô hội là một vị thuốc bổ, giúp sự tiêu hoá, vì nó kích thích nhẹ niêm mạc một và không cho cặn bã ở lâu trong ruột.

Liều cao: nó là một vị thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Nó gây sung huyết, do đó không dùng cho người lòi dom và có thai. Tuỳ theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng.

Người ta còn cho nó có tác dụng thông mật (cholagogue). Sự có mặt của mật rất cần thiết cho tác dụng của lô hội, do đó lô hội tác dụng chậm.. Muốn tác dụng mau hơn,nhiều khi người ta dùng phối hợp với mật bò.

Dùng liều quá cao (8g) có thể ngộ độc chết người (phân nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, nhiệt độ xuống).

Thuốc gel lô hội: Là gel nhầy thu được từ tế bào nhu mô lá tươi cây lô hội, thuốc gel có tác dụng làm lành vết thương và chống viêm.

Liều lượng và cách dùng Lô hội

Với đối tượng bị táo bón: Sử dụng 100-200 mg lô hội hoặc 50 mg chiết xuất lô hội uống vào buổi tối. Ngoài ra, có thể sử dụng một viên nang 500 mg có chứa lô hội, bắt đầu với liều một viên mỗi ngày và tăng lên ba viên mỗi ngày theo yêu cầu.

Với bệnh nhân bị tiểu đường: Liều lượng sử dụng lô hội hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều liều lượng và dạng lô hội đã được sử dụng trong 4 đến 14 tuần, bao gồm dạng bột, chiết xuất và nước ép. Liều lượng bột từ 100-1000 mg mỗi ngày; liều lượng nước ép từ 15-150 mL mỗi ngày.

Với trường hợp bị xơ hóa niêm mạc miệng: Sử dụng nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày cùng với việc bôi gel lô hội nguyên chất tại các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng.

Để giảm cân: Sử dụng gel chứa 147mg lô hội với tần suất 2 lần/ngày trong vòng 8 tuần.

Đối với mụn trứng cá: Dùng gel 50% lô hội vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt, cùng với một đơn thuốc gọi là gel tretinoin vào buổi tối.

Đối với bỏng: Bôi kem lô hội và dầu ô liu hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bôi gel lô hội hoặc kem hai lần hoặc ba lần mỗi ngày sau khi thay băng vết thương, hoặc cứ sau ba ngày cho đến khi vết bỏng lành.

Đối với mụn rộp: Sử dụng loại kem chứa 0,5% chiết xuất lô hội với tần suất ba lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp trong khoảng thời gian 2 tuần.

Đối với phát ban ngứa trên da hoặc miệng (Lichen planus): Dùng gel lô hội bôi hai đến ba lần mỗi ngày trong 8 tuần. Hai muỗng nước súc miệng lô hội, ngậm trong 2 phút rồi nhổ, dùng bốn lần mỗi ngày trong một tháng.

Đối với tình trạng xơ hóa niêm mạc miệng: Dùng 5mg gel lô hội bôi ở mỗi bên má ba lần mỗi ngày trong 3 tháng. Sử dụng gel lô hội nguyên chất cho các tổn thương ba lần mỗi ngày trong 3 tháng, cùng với uống nước ép lô hội nguyên chất 30ml hai lần mỗi ngày.

Đối với bệnh vẩy nến: Sử dụng kem chiết xuất 0,5% lô hội bôi ba lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Bài thuốc chữa bệnh từ Lô hội

1. Điều trị xơ gan cổ trướng:

Dùng một nắm lá nha đam, gọt bỏ vỏ. Sau đó, rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố cùng với nửa lít mật ong nguyên chất. Uống nước nha đam và mật ong trước bữa ăn 15 phút. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống khoảng 20 ml. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngừng.

2. Chữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp:

Cách 1: Dùng 1 nắm lá lô hội, bỏ vỏ và phần gai hai bên, rửa sạch. Sau đó, nấu sôi để nguội. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng. Nên nhớ uống trước khi ăn 15 phút.

Cách 2: Dùng 2 – 3 nhánh cây lô hội, gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Sau đó, nấu sôi rồi uống và ăn cả phần thịt lá. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1 muỗng canh trước bữa ăn 15 phút.

Cách 3: Dùng 1 đến 2 lá lô hội đem gọt lấy phần thịt, rửa sạch và ăn sống. Tốt nhất nên ăn 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

⇒ Lưu ý: Để dễ ăn hơn, người bị huyết áp mà không bị tiểu đường có thể ăn lô hội với đường phèn hoặc đường nguyên chất. Còn đối với người bị tiểu đường nhưng không bị cao huyết áp thì nên ăn với muối.

3. Trị mụn:

Mỗi ngày dùng khoảng 200 gram lô hội tươi, gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt thành từng miếng và thêm 2 muỗng mật ong cùng với 50 gram đường cát trắng và ăn.

Hoặc cũng có thể dùng 500ml nước cốt nha đam trộn đều với 200 ml mật ong và để tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 muỗng canh trước khi ăn dùng. Ngoài ra cũng có thể dùng phần thịt nha đam trộn chung với nước vo gạo đã lắng và đắp lên mặt vào mỗi buổi tối.

Lưu ý khi sử dụng Lô hội

Sử dụng nha đam tại chỗ có thể gây kích ứng da. Lô hội dùng đường uống có thể gây chuột rút và tiêu chảy. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải trong máu của những người ăn lô hội trong hơn một vài ngày. Nó cũng có thể nhuộm màu đại tràng, gây khó khăn cho việc hình dung đại tràng trong khi nội soi, vì vậy cần tránh uống lô hội trong một tháng trước khi nội soi. Gel lô hội dùng tại chỗ hoặc uống, không chứa aloin, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Không thoa lô hội tại chỗ cho vết cắt sâu hoặc bỏng nặng. Những người dị ứng với tỏi, hành và hoa tulip có nhiều khả năng bị dị ứng với lô hội. Không nên uống lô hội nếu bạn có vấn đề về đường ruột, bệnh tim, bệnh trĩ, các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải.

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng bổ sung lô hội. Nó có thể tương tác với các loại thuốc và chất bổ sung như thuốc trị tiểu đường, thuốc trợ tim, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ cây cam thảo. Việc sử dụng đường uống gel lô hội cũng có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các loại thuốc dùng cùng một lúc.

Không nên sử dụng lô hội cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bảo quản Lô hội

Bảo quản nơi khô, mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Lô hội. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Lô hội

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn