lcp

Lộc Nhung là gì? Tác dụng và vị thuốc từ Nhung Hươu


Lộc Nhung, hay còn được gọi là Nhung hươu, là một dược liệu quý trong y học truyền thống với tác dụng đáng kinh ngạc. Với thành phần hóa học độc đáo, Lộc Nhung mang lại các công dụng tuyệt vời như tốt cho xương khớp, tốt cho tiêu hóa, giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và nhiều tác dụng khác. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về tác dụng và lợi ích sức khỏe của Lộc Nhung.

Thông tin chung

  • Tên Tiếng Việt: Lộc nhung.
  • Tên khác: Quan Lộc nhung; Hoàng mao nhung; Huyết nhung…
  • Tên khoa học: Cornu Cervi Pantotrichum.
  • Lộc nhung là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.

Mô tảcon Huơu

Con hươu thường cao 1m dài 0,9m – 1,2m hoặc chỉ cao 0,72m. Lông đẹp mịn màu đỏ hồng đốm trắng.

Con nai to và mạnh hơn con hươu, lông cứng hơn, màu xám, hoặc nâu, không có đốm.

Cả hai đều có chân dài, nhỏ, đuôi ngắn, 2 mắt to, dưới mắt có đốm đen.

Chỉ có con đực mới có sừng. Từ hai tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu nai từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung mới tốt cho thu hoạch. Hằng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi, xuân năm sau sẽ lại mọc sừng khác. Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt trong chứa rất nhiều mạch máu. Mùa nhung của hươu vào tháng 2-3, của nai vào tháng 4-8.Thường tháng 7-8 là mùa hươu nai giao cấu. Con cái có chửa 6 tháng vào khoảng tháng 2-3 năm sau thì đẻ. Hươu nai sống từng đàn ở núi rừng, có khi ở cả đồng bằng. Nó ăn cỏ, quả cây, nhất là lá non. Nơi nào cày cấy nó thường đến ban đêm không sợ người, thường xuống ruộng ăn lúa, ngô, đỗ cho nên săn hươu nai là một hình thức bảo vệ hoa màu.

Ở Việt Nam, hươu nai được nuôi nhiều ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Hươu ăn lá tre, lá mít, lá chuối, dây khoai lang, cây lúa, cây ngô non…

Lộc nhung

Bộ phận sử dụng

Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck) có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.

Cắt nhung và chế biến

Thường người ta lấy nhung ở những con hươu nai sống hoang do săn bắn được. Nhưng vì không đủ nhu cầu nên người ta đã chú ý tới việc nuôi hươu nai để lấy nhung.

Ở nước ta việc nuôi hươu chưa được phổ biến. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều hộ nuôi, con đực cho nhung, con cái mỗi năm đẻ 1 lứa. Nuôi hươu bằng lá tre, lá mót, lá chuoiois, dây khoai lang, cây lúa, cây ngô non…

Lộc nhung

Chế biến nhung hươu

Cưa nhung: ở nước ta thường làm như sau: vào tháng 2-3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta chọn 3-4 người mạnh khỏe, ôm cổ nắm chân hươu vật ngã hươu xuống, có khi dùng võng chụp hươu, nhưng chú ý không làm hỏng cặp nhung. Sau khi trói kĩ 4 chân, dùng loại cưa, cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Máu chảy ra được hứng lấy cho vào rượu uống. Nhưng cũng chỉ lên lấy có chừng mực để khỏi hại hươu. Muốn hãm cho máu không chảy nữa, người ta dùng mực tà trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay. Sau đó lấy miếng vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi muỗi khỏi đậu vào sinh dòi bọ.

Thường mỗi năm chỉ lấy được 1 cặp nhung, đặc biệt có khi 2 cặp. Tại các nước khác, người ta thường hướng hươu đi theo 1 con đường vào bẫy. Hươu tụt xuống, đưa đầu sừng ra cho người ta cắt, sau đó trở lại chuồng rất nhẹ nhàng.

Chế nhung: nhung cắt được cần chế biến ngay vì nhiều máu và chất thịt để lâu có thể bị thối và dòi bọ. Có nhiều cách chế nhung:

Cách 1:

  • Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý đến chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu.
  • Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào 1 cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên. Khi cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô.
  • Cất vào hộp có nắp kín trong đó có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo. Có nơi người ta thay cát bằng gạo rang.
  • Sau khi nhung khô người ta dùng gạo đấy nấu cháo.

Cách 2:

  • Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu rồi sấy khô.
  • Làm như vậy đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận nhung có thể bị nứt chảy máu ra kém giá trị.
  • Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g.
  • Trước khi dùng còn cần phải bỏ hết lông đi nữa. Muốn vậy người ta nung 1 cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lăn xung quanh cho cháy hết lông.
Lộc nhung

Phẩm chất của nhung 

  • Huyết nhung được coi là loại nhung quý nhất: nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh.
  • Nhung yên ngựa là loại sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn trông giống yên con ngựa. Loại này cũng rất quý vì cho rằng nhung đã phát triển đầy đủ mà chưa thành sừng. Nếu đợi quá ít nữa, một phần đã thành sừng thì kém giá trị.

Thành phần hóa học của nhung

  • Trong nhung hươu nai người ta phân tích được các chất: canxi phosphat, canxi carbonat, protid, chất keo.
  • Nhà bác học Liên Xô cũ Pavolenco đã lấy từ nhung các loại hươu nai ở Xiberi một chất nội tiết gọi là pantocrin, rồi chế thành thuốc uống hay tiêm mang tên pantocrin.
Lộc nhung

Tác dụng của Lộc nhung

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Lộc nhung có vị ngọt, tính ôn, quy vào 4 kinh thận, can, tâm và tâm bào. Tác dụng:

Bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc.

Lộc nhung có tác dụng điều trị liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai. Dùng làm thuốc bổ khi tinh thần mệt mỏi. Ngoài ra cong điều trị bệnh sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc (cơ năng), trẻ chậm liền thóp, lưng gối đau lạnh, gân xương mềm yếu, rong huyết, nhọt lâu ngày không liền miệng.

Theo y học hiện đại

Tác dụng giúp bổ thận, tráng dương, sinh tinh

Nhung hươu quy kinh thận, có tác dụng giúp thận sinh tinh, bồi bổ thận khí, giúp thận khí hài hòa từ đó thân thể sẽ tự khắc cân bằng. Sức khỏe từ đó cải thiện, da dẻ hồng hào, tràn đầy nguyên khí.

Tác dụng giúp hỗ trợ điều trị liệt dương, suất tinh sớm

Khoa học Nhật Bản đã chứng minh khi bào chế thuốc Rulodin từ nhung hươu dưới dạng tiêm để trị các rối loạn về sinh lý của nam giới thì thấy hiệu quả, làm tăng sự ham muốn, cương độ, thời gian và chất lượng đều tăng đáng kể.

Tác dụng giúp tăng cường sức khỏe nền tảng, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai 

Nhung hươu nai có tác dụng giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân. Nhung hươu làm cơ thể trẻ em cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi. Nhung nai có tác dụng bổ tủy, tạo máu nên nhung hươu đặc biệt tốt với những người ốm dậy, mới sinh, phụ nữ có thai.

Liều dùng & cách dùng Lộc nhung

Liều dùng mỗi ngày là 1 – 2 g. Tán bột hoà vào nước thuốc uống. Bắt đầu dùng liều nhỏ rồi sau đó tăng dần.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng trong mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể: nam giới hư hao, tinh kém, hoa mắt, di tinh, hoạt tinh. Phụ nữ có thai, nữ giới băng huyết, rong kinh, bạch đới.
  • Người mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, mới ốm dậy.
  • Người bị đau dạ dày, hen suyễn mạn tính, ù tai, huyết áp thấp, cơ tim yếu, mắt mờ, đau lưng mỏi gối, ra mồ hôi trộm, có vết thương.

Kiêng kỵ:

  • Những người âm hư mà hỏa dương mạnh.
  • Những người cao huyết áp, đái tháo đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt lở ngứa.

Một số vị thuốc từ Lộc nhung

Nhung hươu có tác dụng trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn

  • Chuẩn bị: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột.
  • Thực hiện: Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn, liều dùng mỗi ngày 8 - 12 g lúc đói với nước cơm.

Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu 

  • Chuẩn bị: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40 g.
  • Thực hiện: Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm.

Trị hư yếu, bổ dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, kén ăn

  • Chuẩn bị: Lộc nhung 20 - 40 g.
  • Thực hiện: Ngâm rượu 7 ngày, uống dần.

Điều trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy

  • Chuẩn bị: Lộc nhung 40 g, Thục địa 80 g, Nhục thung dung 40 g, Ô tặc cốt 40 g.
  • Thực hiện: Tán bột. Ngày uống 8 - 12 g.

Trị liệt dương, tiểu nhiều

  • Chuẩn bị: Lộc nhung, sao rượu, tán bột.
  • Thực hiện: Mỗi lần uống 0,8 - 1,2 g với nước sắc 20 g Dâm dương hoắc.

Lưu ý khi dùng Lộc nhung

Kiêng kỵ ở những người âm hư mà hỏa dương mạnh.

Kiêng kỵ ở Những người cao huyết áp, đái tháo đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt lở ngứa.

Dược sĩ

Dược sĩ Nguyên Đan

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.

Sản phẩm có thành phần Lộc nhung

Cần tư vấn từ dược sĩ

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn