lcp

Maltitol là gì? Lợi ích sức khỏe của đường Maltitol


Quá trình giảm cân, kiêng đường quá khó khăn với bạn? Vậy hãy để Medigo mách bạn cách sử dụng Maltitol, một loại chất ngọt phổ biến dùng cho người cần kiêng đường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết về các công dụng cũng như cách sử dụng sản phẩm này nhé. 

Maltitol là gì?

Maltitol được biết đến là một chất ngọt thay thế cho các loại đường phổ biến truyền thống. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến như một loại polyol vì là một loại rượu đường được tổng hợp từ quá trình hydro hóa maltose thu được từ tinh bột. Maltit có nhiều đặc tính tương tự như sucrose và được sử dụng làm chất tạo ngọt mà không cần phải kết hợp với các loại đường khác. 

Maltitol bên cạnh tính chất không gây ảnh hưởng đến hương vị gốc của thực phẩm thì còn có khả năng tạo ra độ ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể, nó thường xuyên được dùng để sản xuất các loại đồ ngọt hoặc các sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường. 

Với những lợi ích trên, maltit đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm và là một lựa chọn thay thế đường phổ biến cho những người có nhu cầu hạn chế tiêu thụ đường hoặc bị tiểu đường.

maltitol

Maltitol được dùng cho người tiểu đường

Lợi ích của maltitol

Là một chất ngọt có độ ngọt tương đương với đường ăn, nhưng lại có lượng calo thấp hơn, Maltitol là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang theo chế độ giảm cân. Không chỉ thế, maltitol còn có hậu vị dễ chịu, giúp bạn tuân thủ chế độ ăn ít calo hoặc kiểm soát lượng đường một cách dễ dàng hơn.

Có vị ngọt nhưng lại không gây sâu răng, Maltitol không chỉ được ứng dụng trong các loại thực phẩm mà nó còn là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm kem đánh răng hay nước súc miệng. Bạn vẫn có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào nhưng cũng không cần lo những tác động xấu đến tình hình răng miệng. 

Ứng dụng của maltitol

Maltitol là một chất phổ biến với độ ngọt gần tương tự với đường ăn và các chất tạo ngọt khác, thế nên chúng ta hoàn toàn sử dụng maltitol riêng mà không cần dung chung với các chất ngọt khác.

Bên cạnh được ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo, nó cũng có khả năng thay thế các loại chất béo chẳng hạn như trong kết cấu kem. Không chỉ thế, với khả năng giữ ẩm, ổn định cấu trúc tốt và làm tăng độ nhớt bề mặt mà maltitol còn được dùng như một chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm. 

Sử dụng maltitol không chỉ mang lại vị ngọt mà còn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp tạo ra các sản phẩm  đa dạng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của nhiều người.

maltitol

Nó thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm

Liều lượng thích hợp khi sử dụng maltitol

Maltitol có thể được sử dụng để thay thế đường ở nhiều loại sản phẩm với các liều lượng khác nhau. Cụ thể, liều lượng sử dụng maltitol để thay thế đường là như sau:

  • Trong kẹo cứng và thuốc giảm ho: Có thể dùng lên tới 99,5%.
  • Trong sản phẩm thay thế đường: Có thể dùng lên đến 99%.
  • Trong kẹo mềm: 85%.
  • Trong kẹo cao su: 75%.
  • Trong mứt và thạch: 55%.
  • Trong bánh cookie và bánh xốp: Maltitol được sử dụng ở mức độ khoảng 30%.

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng Maltitol thay cho đường tự nhiên thì có thể sử dụng mức tối đa là 90g mỗi ngày. 

maltitol

Maltitol có mặt trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta

Tác dụng phụ của Maltitol

Mặc dù lành tình và được khuyến khích sử dụng, Maltitol vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng quá liều. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp của Maltitol:

  • Tiêu chảy: Maltitol có tác dụng nhuận tràng vậy nên nếu sử dụng quá liều có khả năng dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Liều lượng và mức độ sử dụng của chất tạo ngọt này cũng phụ thuộc vào độ tuổi và đối tượng sử dụng. Trẻ em không nên dùng quá 15g mỗi ngày trong khi người lớn có thể dùng tối đa 50g. Một số nghiên cứu đã cho thấy tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra khi sử dụng Maltitol từ 60-90g hàng ngày trong một thời gian dài. 
  • Đau dạ dày: Tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chứa maltitol có thể gây ra tình trạng đau bụng và đau dạ dày.
  • Đầy hơi: Maltitol sẽ được phân giải thành glucose và sorbitol sau khi vào cơ thể. Trong đó, quá trình hấp thụ glucose trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn nhưng một phần của sorbitol thì không, dẫn đến tình trạng tăng khí và đầy hơi. 

Tuân theo chỉ định của nhà sản xuất cũng như ý kiến của dược sĩ về liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có tình trạng khẩn cấp xảy ra, hãy liên hệ ngay với những người có chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời. 

maltitol

Ngừng sử dụng Maltitol ngay khi cơ thể “lên tiếng”

Đường maltitol có giúp giảm cân không?

Mặc dù cũng là một dạng carbohydrate, maltitol lại được tiêu hóa khác với các loại carbohydrate khác. Trong quá trình tiêu hóa, maltitol chỉ được hấp thụ một phần tại ruột non trước khi di chuyển vào đại tràng. Các nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ hấp thu của nó trong ruột non chỉ dao động từ 5% đến 80%. 

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết (GI) của maltitol chỉ nằm ở mức 35, thấp hơn nhiều so với các loại đường thông thường. Vậy nên sử dụng các loại maltitol không chỉ hạn chế tăng lượng đường trong cơ thể mà nó còn giúp duy trì đường huyết trong ở mức ổn định. 

Không chỉ thế, maltitol với lượng calo thấp cũng là một lựa chọn phù hợp cho chế độ ăn kiêng keto, giúp người quá trình giảm cân trở nên dễ chịu và nhanh chóng hơn.

Đường maltitol có dùng để thay thế đường thông thường được không?

Maltitol được biết đến với độ ngọt gần bằng với các loại đường cát, đường trắng thông thường, thế nên được xem là một lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho các loại đường truyền thống. Tuy nhiên, nên lưu ý maltitol vẫn là một loại carbohydrate và có thể ảnh hưởng đến mức đường trong máu, mặc dù không cao như đường thông thường. Hãy lưu ý liều lượng sử dụng để phát huy đúng công dụng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

maltitol

Nên lưu ý liều lượng sử dụng phù hợp

Các chất khác có thể thay thế cho maltitol

Maltitol thường được dùng như một thành phần bổ sung trong các loại thực phẩm và hiếm khi được sử dụng riêng lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng đầy hơi và đau dạ dày khi sử dụng maltitol thì dưới đây là một vài lựa chọn thay thế mà bạn có thể cân nhắc: 

  • Stevia: Stevia là một chất tạo ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây cỏ ngọt, có mặt phổ biến ở khu vực Nam Mỹ. Với độ ngọt gấp 200 đến 300 lần so với đường, stevia không chứa calo và có thể là một lựa chọn an toàn cho người muốn giảm lượng calo tiêu thụ.
  • Erythritol: Erythritol cũng là một loại rượu đường không dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và có ít calo hơn so với maltitol. Erythritol thường ít gây ra tình trạng đau bụng hay đầy hơi, giúp bạn thưởng thức món ăn một cách thoải mái mà không cần phải lo lắng đến các vấn đề tiêu hóa. 
  • Các chất làm ngọt tự nhiên khác: Có thể nói, mật hoa cây thùa là nguồn cung cấp fructose tinh chế cao cấp nhất, vượt trội hơn hẳn so với đường truyền thống. Tuy nhiên, nên sẽ dụng đúng liều lượng và nghe theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chế độ ăn.
maltitol

Bạn có thể dùng các loại đường khác nếu cơ thể không hợp với Maltitol

Maltitol là một chất thay thế đường thường được những bệnh nhân tiểu đường hoặc đang giảm cân lựa chọn cho khẩu phần ăn của mình. Hãy nghe theo tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để việc sử dụng Maltitol phát huy được công dụng hiệu quả nhất nhé. 

Dược sĩ

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Chuyên ngành: Dược sĩ Đại Học

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.

Sản phẩm có thành phần Maltitol

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bác sĩ tư vấn

Danh sách bác sĩ
Bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ? Đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn